Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ


    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
    1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
    Qua thời gian thực tập tổng hợp tại công ty cổ phần may Chiến Thắng và phân tích tổng quan tình hình thực tế tại công ty em đã lựa chon đề tài nghiên cứu là: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ”.
    Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài tập trung ở hai cơ sở: cơ sở lý thuyết và góc độ thực tiễn tại công ty.
    1.1.1. Cơ sở lý thuyết
    Trong nền kinh tế hiện nay toàn cầu hóa đã trở thành xu hướng tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
    Ngày 7/11/2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) sau 11 năm đàm phán. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng của Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Thật vậy, TMQT có vai trò rất quan trọng đối với mọi nền kinh tế quốc dân. Trong tiến trình mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề ưu tiên lớn nhất của mỗi quốc gia là đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới. Trong đó xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu giúp tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế thêm sâu rộng; đem lại nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Xuất khẩu giúp cân bằng những dư thừa của nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của nền kinh tế giúp nền kinh tế phát triển lành mạnh. Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, giúp nâng cao uy tín quốc gia, quảng bá hình ảnh đất nước trên trường quốc tế, truyền bá văn hóa nước mình sang các nước khác.
    Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động rất lớn tới nền kinh tế của đất nước đặc biệt là nó có tác động mạnh mẽ tới các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu. Các doanh nghiệp này muốn tồn tại trên thương trường và đứng vững trong cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn và linh hoạt trước sự thay đổi của môi trường quốc tế.
    Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và ngành dệt may đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong công cuộc xây dựng đất nước đi lên CNXH. Bên cạnh việc cung cấp hàng hóa cho thị trường trong nước ngành dệt may đã vươn ra thị trường xuất khẩu quốc tế và trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng, phong phú, khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thu được lượng ngoại tệ lớn cho đất nước. Trong năm 2009 vừa qua hàng dệt may Việt Nam đã lọt vào top 10 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, cũng trong năm này kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 9,06 tỷ USD, đứng thứ hai sau xuất khẩu dầu thô tại Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu hàng dệt may ra thị trường thế giới. Ngày 19/11/2008 bộ trưởng bộ công thương đã ký quyết định phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với mục tiêu tổng quát là: “Phát triển ngành Dệt May trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Đảm bảo cho các doanh nghiệp Dệt May phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.”
    1.1.2. Góc độ thực tiễn ở công ty
    Công ty cổ phần may Chiến Thắng là một trong những công ty may mặc xuất khẩu của nước ta. Cùng với sự đổi mới của nền kinh tế, công ty đã nhanh chóng thích nghi với thị trường, ổn định sản xuất và không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Hàng may mặc xuất khẩu là mặt hàng chủ lực của công ty từ trước tới nay. Tuy nhiên có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc như: Việt Tiến, may Nhà Bè, may Hồ Gươm, May 10, may Thăng Long các doanh nghiệp trên có những thương hiệu may mặc nổi tiếng và đã trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt của công ty. Vì vậy việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc trở thành vấn đề vô cùng cấp thiết của doanh nghiệp.
    Từ quá trình phân tích phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp thì đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc trở thành vấn đề quan trọng của công ty với 8/8 phiếu. Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề này công ty đã có những chính sách nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu với triết lý kinh doanh: “Chất lượng sản phẩm là niềm tự hào của cán bộ công nhân may Chiến Thắng”.
    1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
    Xuất phát từ vai trò của xuất khẩu và tính cấp thiết của nó đối với công ty, em đã chọn đề tài luận văn của mình là: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ”.
    1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
    Lựa chọn đề tài này trước hết em muốn vận dụng những lý luận được học trên giảng đường vào thực tế. Dùng lý luận đó để giải quyết vấn đề thực tế của công ty. Đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm vô cùng quan trọng đối với bất kỳ công ty nào có hoạt động kinh doanh quốc tế. Do đó thông qua việc nghiên cứu đề tài em có thể bổ sung và làm rõ hơn những gì đã được học trên lý thuyết nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp.
    Thứ hai, từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của công ty cùng với việc kết hợp cơ sở lý luận chuyên ngành nhằm rút ra những kết luận, đánh giá, phát hiện những vấn đề còn tồn tại trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.
    Cuối cùng, căn cứ vào xu hướng phát triển của môi trường vĩ mô, môi trường ngành để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty ra thị trường Mỹ.
    1.4. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc
    - Về không gian: công ty cổ phần may Chiến Thắng
    - Về thời gian: phân tích, đánh giá và tổng hợp số liệu của công ty trong thời gian 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009.
    1.5. Kết cấu luận văn
    Luận văn được kết cấu theo 4 chương, cụ thể:
    Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
    Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng may mặc của doanh nghiệp
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ
    Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc tại công ty cổ phần may Chiến Thắng sang thị trường Mỹ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...