Báo Cáo Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ việt nam vào thị trường mỹ

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI GIỚI THIỆU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3
    1. Khái niệm lợi thế cạnh tranh. 3
    2. Mô hình kim cương Porter. 3
    2.1 Những điều kiện về năng lực. 3
    2.2 Những điều kiện và nhu cầu. 4
    2.3 Những ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. 4
    2.4 Chiến lược, cấu trúc của các xí nghiệp và sự cạnh tranh. 4
    2.5 Vai trò về cơ hội, vận may rủi 4
    2.6 Vai trò của chính phủ. 5
    3. Khái niệm về marketing và marketing quốc tế. 5
    4. Vai trò của marketing quốc tế. 5
    5. Các loại hình marketing quốc tế. 6
    5.1 marketing Xuất Khẩu (Export marketing). 6
    5.2 marketing tại nước sở tại (The Foreign marketing). 6
    5.3 marketing đa quốc gia (Multinational marketing). 7
    6. Các chiến lược Marketing-mix quốc tế. 7
    6.1 Chiến lược sản phẩm và xúc tiến quốc tế. 7
    6.2 Chiến lược về giá. 7
    6.3 Chiến lược phân phối. 7
    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ CỦA VIỆT NAM . 8
    1. Thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam 8
    2. Phân tích điểm mạnh yếu của đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình kim cương Porter. 8
    2.1 Yếu tố thâm dụng. 8
    2.2 Ngành công nghiệp phụ trợ. 15
    2.3 Yếu tố nhu cầu. 18
    2.4 Chiến lược cơ cấu cạnh tranh của các công ty. 21
    2.5 Vai trò của chính phủ. 22
    CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG MỸ 24
    1. Thị trường và phân khúc thị trường. 24
    1.1 Kinh tế. 24
    1.2 Hệ thống luật pháp: 24
    1.3 Về hệ thống thuế. 30
    1.4 Thủ tục hải quan. 31
    1.5 Các rào cản thị trường phi luật pháp. 31
    1.6 Hệ thống phân phối. 32
    1.7 Đối thủ cạnh tranh. 32
    1.8 Phân khúc thị trường. 33
    2. Phân tích SWOT về hoạt động marketing khi xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vào Hoa Kỳ. 33
    2.1 Điểm mạnh. 33
    2.2 Điểm yếu. 34
    2.3 Cơ hội. 34
    2.4 Thách thức. 36
    2.5 SWOT 37
    CHƯƠNG IV CHIẾN LƯỢC ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ĐỒ GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 39
    1. Chiến lược sản phẩm 39
    2. Đánh giá tính khả thi của chiến lược. 41
    3. Giải pháp hỗ trợ thực hiện. 42
    3.1 Về bộ máy marketing của công ty. 42
    3.2 Về bộ phận thiết kế. 43
    3.3 Thực hiện việc giảm chi phí sản xuất. 44
    3.4 Gia nhập chuỗi liên kết đồ gỗ toàn cầu. 45
    3.5 Tham gia hội chợ tại Hoa Kỳ. 45
    3.6 Giải pháp mua hàng từng bước. 47
    KẾT LUẬN 48





    ================

    LỜI GIỚI THIỆU

    1. Lý do chọn đề tài
    Từ sau khi hình thành vào năm 1975, ngành công nghiệp gỗ và đồ gỗ tại Việt Nam không ngừng lớn mạnh và tới nay đã trở thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam ( đứng thứ ba sau dệt may và giày dép). Tuy nhiên, có một thực trạng đáng buồn là ngành công nghiệp này ở nước ta vẫn còn rất nhỏ lẻ và manh mún, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa công nghệ non kém còn rất nhiều, một số doanh nghiệp đạt yêu cầu về công nghệ thì đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó là sự thiếu hụt trong nguồn nhân lực và sự yếu kém trong công tác marketing đã và đang tước đi rất nhiều cơ hội của ngành công nghiệp này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Tập thể nhóm đã nỗ lực thực hiện bài nghiên cứu này trước là để phân tích những ưu và nhược điểm trong sản xuất và cung ứng, sau là trên nền bức tranh sáng tối ấy, chúng em đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế trong ngành chế biến và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam.
    Những giải pháp này được đề xuất dưới dạng một chiến lược marketing hoàn chỉnh (bao gồm cả 4P) và một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ ở Việt Nam.
    3. Đối tượng và giới hạn của để tài.
    Là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ hiện có mặt tại Việt Nam. Cùng với sản phẩm và các chiến lược xuất khẩu và marketing của họ.
    Đề tài chỉ giới hạn trong các số liệu nghiên cứu từ năm 2006 đến nay.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Trong quá trình nghiên cứu chúng em thực hiện các phương pháp sau đây để thu thập thông tin.
    - Thông tin thứ cấp: Thông qua một số các bài viết trên các nguồn như báo tạp chí chuyên ngành có đề cập đến hoạt động xuất khẩu, internet và truyền hình.
    - Thông tin sơ cấp: Chúng em có thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về ý muốn của người tiêu dùng tại các tiểu bang của nước Mỹ.
    Phỏng vấn các anh chị phụ trách mảng kinh doanh xuất nhập khẩu và mảng marketing tại các công ty sản xuất đồ gỗ xuất khẩu lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Tính mới của đề tài.
    Trong đề tài này, chúng em có đề xuất một ý tưởng mới về sản phẩm đồ gỗ là đồ gỗ tự lắp ghép, sau điều tra nhu cầu thị trường tại Hoa Kỳ, loại đồ gỗ này được đa số các ứng viên yêu thích.
    6. Cấu trúc đề tài.
    Đề tài gồm có 6 phần
    Phần 1: Giới thiệu khái quát về đề tài.
    Phần 2: Chương 1, cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh và marketing quốc tế.
    Phần 3: Chương 2, giới thiệu về ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam
    Phần 4: Chương 3, phân tích thực trạng đồ gỗ Việt Nam.
    Phần 5: Chương 4, đề xuất chiến lược và giải pháp.
    Phần 6: Kết luận.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...