Tiến Sĩ Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2012


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN II
    MỤC LỤC . III
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU . VI
    DANH MỤC CÁC HÌNH VII
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . VIII
    MỞ ĐẦU IX

    CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ . 24

    1.1. Tổng quan về công nghệ thông tin và vai trò của công nghệ thông tin trong ngành thuế . 24
    1.1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin . 24
    1.1.2. Nội dung và xu hướng phát triển của công nghệ thông tin 2
    1.1.3. Vai trò của công nghệ thông tin nói chung và trong ngành thuế nói riêng 10
    1.2. Thuế và quản lý thuế trong nền kinh tế 19
    1.2.1. Thuế và chức năng của thuế . 19
    1.2.2. Yêu cầu và nghiệp vụ quản lý thuế 28
    1.3. Công nghệ thông tin đối với công tác quản lý thuế . 32
    1.3.1. Các nguyên tắc ứng dụng CNTT trong quản lý thuế 34
    1.3.2. Các điều kiện ứng dụng CNTT trong quản lý thuế . 35
    1.4. Sự cần thiết tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành
    thuế Việt Nam . 36
    1.4.1. Ứng dụng CNTT nâng cao năng lực quản lý thuế 40
    1.4.2. Ứng dụng CNTT cung cấp dịch vụ thuế điện tử và góp phần xây dựng “Chính phủ điện tử” 50
    1.4.3. Ứng dụng CNTT nhằm đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu, kết nối trong và ngoài ngành thuế 53
    1.5. Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng CNTT trong quản lý thuế . 55
    1.5.1. Mô hình ứng dụng CNTT hỗ trợ người nộp thuế ở Hàn Quốc . 55
    1.5.2. Mô hình ứng dụng CNTT nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra thuế ở Trung Quốc . 59
    1.5.3. Mô hình ứng dụng CNTT tại Trung tâm xử lý dữ liệu thuế Thụy Điển 62
    1.5.4. Bài học kinh nghiệm đối với ngành thuế Việt Nam 63
    1.6. Tóm tắt chương 1 . 65

    CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM . 67

    2.1. Thực trạng hoạt động của ngành thuế Việt Nam . 67
    2.1.1. Khái quát về hệ thống quản lý thuế Việt Nam 67
    2.1.2. Kết quả chủ yếu trong hoạt động quản lý thuế . 75
    2.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam . 86
    2.2.1. Khái quát chung về thực trạng ứng dụng CNTT ngành thuế 86
    2.2.2. Tổ chức, quản lý hệ thống CNTT ngành thuế . 93
    2.2.3. Phạm vi ứng dụng CNTT trong ngành thuế 95
    2.2.4. Hiện trạng đầu tư CNTT trong ngành thuế 100
    2.2.5. Hiệu quả ứng dụng CNTT trong quản lý thuế 102
    2.3. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT ngành thuế . 106
    2.3.1. Những thành tựu đạt được 106
    2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 107
    2.4. Tóm tắt chương 2 . 117

    CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG NGÀNH THUẾ VIỆT NAM . 118

    3.1. Phương hướng và mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam 118
    3.1.1. Cơ sở xác định phương hướng và mục tiêu 118
    3.1.2. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu ứng dụng CNTT trong ngành thuế 125
    3.2. Phương án, mô hình tổ chức và lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam . 137
    3.2.1. Phương án đầu tư hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế . 137
    3.2.2. Mô hình tổ chức hệ thống CNTT ngành thuế 140
    3.2.3. Lộ trình ứng dụng CNTT ngành thuế 143
    3.2.4. Nhu cầu về nguồn lực: vốn đầu tư, công nghệ, nhân lực . 151
    3.2.5. Dự kiến kết quả của phương án 154
    3.3. Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam . 156
    3.3.1. Tăng cường quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong ngành thuế 156
    3.3.2. Đổi mới mô hình hệ thống tổ chức CNTT ngành thuế 157
    3.3.3. Giải pháp về kỹ thuật 160
    3.3.4. Giải pháp về vốn đầu tư 163
    3.3.5. Giải pháp về nhân lực . 167
    3.3.6. Giải pháp về tổ chức thực hiện . 169
    3.3.7. Các yếu tố bảo đảm thành công cho ứng dụng CNTT trong ngành thuế Việt Nam và quản lý rủi ro 184
    3.4. Tóm tắt chương 3 . 191

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 193
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 197

    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 199
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án


    Trong lịch sử xã hội loài người, thuế gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước. Thuế là một trong những công cụ quản lý kinh tế có tính hiệu quả cao của Nhà nước và thường được sử dụng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế Việt Nam, nguồn thu từ thuế (bao gồm cả phí và lệ phí) ngày càng tăng, hình thành nên nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện tăng tích lũy cho yêu cầu đầu tư phát triển của đất nước.

    Hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra đối với ngành thuế Việt Nam, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến cơ chế quản lý, hiệu lực và hiệu quả hoạt động, nguồn nhân lực ngành thuế, yêu cầu công bằng, dân chủ, văn minh của xã hội đặt ra với ngành thuế, Những vấn đề đó chỉ có thể được giải quyết một cách khoa học và chất lượng cao nếu như ngành thuế có được một hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Yêu cầu đó cũng chính là bài toán đặt ra khi xem xét chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) ngành thuế Việt Nam. Những nghiên cứu về nhu cầu, lộ trình cải cách thuế, yêu cầu ứng dụng CNTT và khả năng tác động tích cực của nó đối với yêu cầu nghiệp vụ thuế là những nội dung quan trọng mà ngành thuế cần có sự phân tích đầy đủ và kỹ lưỡng vì những tác động trực tiếp và gián tiếp đối với lợi ích cơ bản của ngành thuế và nền kinh tế. Nhu cầu đổi mới phương thức quản lý, cải cách, hiện đại hóa đặt ra nội dung nghiên cứu khả năng thúc đẩy ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của ngành thuế. Trong giai đoạn hiện nay, cùng với xu thế hình thành nền kinh tế tri thức, thông tin có vai trò ngày càng to lớn trong các hoạt động giao dịch của nền kinh tế. Đặc biệt, thông tin
    trong lĩnh vực thuế đã và sẽ được xã hội đánh giá cao, có tác động tới nền kinh tế dưới nhiều góc độ và trong những trường hợp cụ thể chúng ta có thể lượng hoá bằng những con số thuyết phục.

    Trong quá trình phát triển, ngành thuế Việt Nam đã đang và sẽ thực hiện cải cách - hiện đại hoá theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý và hiệu quả hoạt động và điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội, phù hợp với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, ứng dụng CNTT là một điều kiện hết sức quan trọng nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong hoạt động của ngành thuế Việt Nam. Để nghiên cứu các điều kiện, nguyên tắc ứng dụng CNTT và từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành thuế ở Việt Nam”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...