Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
    Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể, về cơ bản chúng ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, lạm phát được kiềm chế, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Để tránh nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, với chiến lược CNH - HĐH đất nước, nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp phát triển vào những năm 2020, với thu nhập bình quân đầu người 5000 USD/năm. Điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu đó là chúng ta cần một lượng vốn rất lớn. Do đó, hoạt động huy động vốn đang từng ngày, từng giờ diễn ra sôi động khẩn trương và được coi là vấn đề sống còn trong chiến lược phát triển kinh tế quốc gia. Chúng ta có thể huy động vốn trong nước và nước ngoài, nhưng xét về mặt chiến lược thì nguồn vốn cơ bản và quyết định vẫn là vốn trong nước. Trong các kênh huy động vốn, huy động vốn qua ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng. Như vậy, vấn đề trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập là phải tạo lập được một hệ thống ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định và thực thi chính sách, năng lực quản lý điều hành kinh doanh với trình độ công nghệ và kỹ thuật hiện đại để thích ứng với cơ chế thị trường, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và sớm hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế. Muốn vậy, ngành Ngân hàng cần tiến hành đổi mới và nâng cao tất cả các mặt nghiệp vụ của mình, đặc biệt là việc thu hút nguồn vốn trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp bởi vốn là điều kiện tiên quyết cho mọi nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Trong các kênh huy động vốn ở Việt Nam, thì vốn huy động qua ngân hàng giữ vai trò quan trọng nhất. Do vậy, để huy động vốn đạt hiệu quả và có tính bền vững cao là mối quan tâm hàng đầu của nhiều ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó, em đã chọn “Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bắc Ninh làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận về công tác huy động vốn, các biện pháp đẩy mạnh huy động vốn của các tổ chức tín dụng. - Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn của Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đến 2012, chỉ ra những kết quả và nguyên nhân của những tồn tại. - Đề xuất các giải pháp và một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh Bắc Ninh. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác huy động vốn và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh Bắc Ninh qua các thời kỳ từ năm 2010 đến 2012 qua đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Ngân hàng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng hợp. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được chia làm 3 chương:
    Chương 1: Vai trò của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh Bắc Ninh. Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT chi nhánh Bắc Ninh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...