Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Củ Đậu Đậu, 26/3/14.

  1. Củ Đậu Đậu

    Bài viết:
    991
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Được đánh giá là đất nước có nền kinh tế phát triển nhanh, nền
    chính trị ổn định. Do vậy, Việt Nam trở thành điểm thu hút đầu tư
    hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, quá trình này đã làm cho
    hoạt động M&A tại Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt là sau
    giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, hoạt động M&A
    ở nước ta đã có những thay đổi và biến chuyển phức tạp hơn. Tuy
    nhiên, so với hoạt động này trên thế giới, ở Việt Nam đây vẫn còn là
    một hoạt động còn non trẻ. Mặc dù vậy, chắc chắn trong tương lai thị
    trường M&A Việt Nam sẽ ngày một hoàn thiện và phát triển mạnh
    mẽ hơn nữa. Điều chúng ta cần làm bây giờ là nhìn lại kinh nghiệm
    hoạt động M&A trong quá khứ của thế giới và Việt Nam để tìm hiểu
    hoạt động này thành công ở đâu và thất bại ở đâu, có như vậy chúng
    ta mới rút ra được kinh nghiệm cũng như nhìn ra được khó khăn
    thách thức còn tồn tại, từ đó tìm ra giải pháp khắc phục nhằm đem lại
    thành công cho hoạt động M&A ở Việt Nam cũng như phát triển thị
    trường M&A Việt Nam hoàn thiện và hiệu quả hơn. Với những lý do
    đó, tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Giải pháp đẩy mạnh hoạt
    động M&A ở Việt Nam”

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Thứ nhất, làm rõ các khái niệm và lý luận liên quan đến vấn
    đề sáp nhập và mua lại doanh nghiệp – M&A.
    Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam
    trong thời gian qua. Qua đó rút ra những lợi ích đạt được cũng như
    những hạn chế trong phát triển hoạt động M&A ở Việt Nam.
    Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sáp
    nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu các thương vụ sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
    cụ thể trên thế giới và tập trung phân tích, tổng hợp thực trạng hoạt
    động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp đã diễn ra trên thị trường
    Việt Nam trong thời gian qua.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu thì phương pháp
    nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phân tích điển hình và tổng hợp,
    dựa trên các nguồn thông tin được công bố trên các phương tiện
    thông tin đại chúng do các công ty tư vấn thực hiện giao dịch M&A
    công bố, cũng như những thông tin thống kê thị trường.

    5. Kết cấu đề tài
    Chương 1: Tổng quan về hoạt động sáp nhập và mua lại
    doanh nghiệp.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam trong
    thời gian.
    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động M&A ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...