Tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh tại công ty thương mại Việt Long

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh tại công ty thương mại Việt Long

    ĐỀ CƯƠNG

    Đơn vị thực tập : Công Ty TNHH Thương Mại Việt Long
    GV Hướng Dẫn : PGS. TS Nguyễn Thị Xuân Hương
    Sinh Viên : Nguyễn Văn Phương
    Lớp : QTKD Thương Mại 47A
    ĐỀ TÀI: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh tại công ty thương mại Việt Long

    LỜI NÓI ĐẦU:

    - Trong tình hình đặc biệt hiện nay, khi mà sự cạnh tranh và đào thải của thị trường hết sức khắc nghiệt để có thể tồn tại và phát triển, giữ được vị trí cao trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, phát triển mở rộng mô hình sản xuất kinh doanh.
    - Bước sang năm 2009, được nhận định là một năm hết sức khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thị trường bán lẻ trong nước được mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy các doanh nghiệp thương mại trong nước đứng trước những khó khăn, thử thách rất lớn.
    - Trong quá trình thực tập em đã cố gắng tìm hiểu, phân tích tình hình bán hàng của công ty nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế và thông qua đó đóng góp một số ý kiến nhỏ bé nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng của công ty. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp rồi đi sâu vào nghiên cứu cụ thể em sẽ trình bày đề tài '' Giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh của công ty thương mại Việt Long ''.

    CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
    1. Hàng điện tử, điện lạnh và đặc điểm của hàng điện tử,điện lạnh
    2. Nội dung hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh của doanh nghiệp thương mại
    2.1. Nghiên cứu và xác định thị trường bán hàng, địa điểm bán hàng
    2.2. Xây dựng chiến lược, kế hoạch bán hàng, mạng lưới tiêu thụ
    2.2.1. Chiến lược bán hàng
    2.2.2. Kế hoạch bán hàng
    a Xác định mục tiêu và lập kế hoạch bán hàng
    b. Lựa chọn kênh bán hàng và hình thức bán hàng
    c. Mục tiêu và chính sách giá cả
    d. Quảng cáo và xúc tiến bán hàng
    2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch bán hàng
    2.3.1. Địa điểm
    2.3.2. Chuẩn bị và bổ sung hàng hoá
    2.3.3. Bố trí trang thiết bị và dụng cụ ở các trung tâm kinh doanh


    CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI VIỆT LONG

    1. Sự hình thành và phát triển của công ty thương mại Việt Long

    1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
    1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
    1.3. Một số đặc điểm về hàng điện tử, điện lạnh và nhu cầu về các mặt hàng này

    2. Phân tích hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh ở công ty thương mại Việt Long

    2.1. Tình hình bán hàng theo mặt hàng
    2.2. Tình hình bán hàng theo hình thức bán
    2.3. Tình hình bán hàng theo thị trường tiêu thụ
    2.4. Chính sách giá cả
    2.5. Chính sách phân phối
    2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh ở công ty
    3. Đánh giá chung về hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh ở công ty
    3.1. Những mặt làm được
    3.2. Những khuyết điểm cần khắc phục

    CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY THƯONG MẠI VIỆT LONG

    1. Định hướng phát triển của Việt Long trong thời gian tới

    2. Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh tại công ty thương mại Việt Long

    2.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường
    2.2. Tăng cường hoạt động giao tiếp khuyếch trương
    2.2.1. Tăng ngân sách cho hoạt động quảng cáo
    2.2.2. Tham gia hội chợ triển lãm
    2.2.3. Tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng
    2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng
    2.3.1 Hoàn thiện mạng lưới bán hàng
    2.3.2. Hoàn thiện các hình thức bán
    2.3.3. Tăng cường hoạt động đào tạo đội ngũ nhân viên
    2.4. Giảm các khoản chi phí trong hoạt động bán hàng
    3. Điều kiện thực hiện
    KẾT LUẬN:
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO







    CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐIỆN TỬ, ĐIỆN LẠNH Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

    1. Hàng điện tử, điện lạnh và đặc điểm của hàng điện tử,điện lạnh

    Với các nhãn hiệu nổi tiếng như: Panasonic, Samsung, Deawoo, Toshiba, LG .đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng hàng điện tử, điện lạnh. Nhu cầu về mặt hàng này luôn tăng cao và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về tính năng sản phẩm cũng như sự tiện dụng cho người tiêu dùng Đời sống người dân ngày càng nâng cao, họ có thêm nhiều khả năng chi trả để sử dụng những mặt hàng điện máy từ bình dân đến cao cấp. Cùng với đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ giúp giảm chi phí đáng kể để sản xuất ra các mặt hàng điện tử, điện lạnh. Vì vậy , giá thành của các mặt hàng này cũng ngày một được giảm xuống mức tối đa.

    Các đặc điểm của hàng điện tử, điện lạnh:
    - Thứ nhất, nói đến hàng điện tử, điện lạnh những người có thu nhập trung bình trở lên là có thể sở hữu một mặt hàng nào đó trong tay. Giá của mặt hàng này ngày càng hợp lý hơn với người tiêu dùng
    - Sự thay thế các model, chủng loại với những tính năng mới diễn ra nhanh chóng. Giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn về chủng loại hàng hoá.
    - Thị trường điện tử, điện lạnh cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết. Nhất là các mặt hàng điện lạnh. Mặt hàng này tiêu thụ mạnh nhất vào mùa hè, giảm sút vào mùa đông. Các mặt hàng điện tử cũng mang tính mùa vụ, cao điểm vào các dịp lễ lớn trong năm .
    - Hiện nay, các mặt hàng điện tử, điện lạnh được tiêu thụ trong nước hầu hết là những sản phẩm nổi tiếng nhập khẩu của nước ngoài hoặc liên doanh lắp ráp trong nước. Các thương hiệu Việt chỉ chiếm một phần rất nhỏ, ít cạnh tranh và không được nhiều nhiều người tiêu dùng sử dụng.

    2. Nội dung hoạt động bán hàng điện tử, điện lạnh của doanh nghiệp thương mại

    2.1 . Nghiên cứu và xác định thị trường bán hàng, địa điểm bán hàng.

    Nghiên cứu thị trường để xác định cung cầu hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường là xuất phát điểm để định ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp tiến hành lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc cần thiết đầu tiên đối với doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh hay muốn mở rộng và phát triển kinh doanh.
    Vì thị trường luôn biến động nên nghiên cứu thị trường là việc làm thường xuyên của doanh nghiệp thương mại. Mục đích của nghiên cứu thị trường là xác định cung cầu của hàng hoá trên thị trường. Trên cơ sở đó đề ra những quyết định đúng đắn và hợp lý.
    Cung của hàng hoá là khả năng cung ứng của các doanh nghiệp về loại hàng hoá đó trên thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng với giá cả thị trường.
    Cầu của hàng hoá là nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng về loại hàng hoá đó trên thị trường để thoả mãn nhu cầu của mình ở mức giá cả thị trường. Giá cả thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu hàng hoá trên thị trường.
    Quá trình nghiên cứu thị trường được thực hiện qua ba bước :
    Bước1: Thu thập thông tin.
    Trước hết doanh nghiệp cần thu thập thông tin khái quát về qui mô thị trường. Đó là việc nghiên cứu tổng cầu , tổng cung của hàng hoá và giá cả thị trường, tình hình cạnh tranh cũng như các chính sách của nhà nước về loại hàng hoá đó.
    Nghiên cứu tổng cầu hàng hoá là nghiên cứu về tổng nhu cầu và cơ cấu loại hàng hoá tiêu dùng thông qua mua sắm hoặc sử dụng với giá cả thị trường trong một khoảng thời gian. Tổng khối lượng hàng hoá tiêu dùng chính là qui mô thị trường. Nghiên cứu qui mô thị trường phải nắm được số lượng người hoặc đơn vị tiêu dùng ,với hàng hoá tiêu dùng thì đó là dân cư và thu nhập của họ, với hàng tư liệu sản xuất thì đó là số lượng đơn vị sử dụng , khách hàng với lượng hàng mỗi đơn vị tiêu dùng . Đối với loại hàng hoá có khả năng thay thế thì nghiên cứu cả khối lượng hàng thay thế. Đối với loại hàng hoá có hàng hoá bổ sung thì cần nghiên cứu loại hàng hoá chính và từ đó suy ra loại hàng hoá bổ sung. Nghiên cứu tổng cầu và cơ cấu hàng hoá
     
Đang tải...