Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
    Nghèo đói tất yếu xuất hiện trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Tuy nhiên có quốc gia chỉ có tình trạng nghèo, nghèo tương đối có mức sống bình quân toàn xã hội. Có nước thì có tình trạng nghèo đói ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển chung của nền kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết.
    Trong tiến trình đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã dành sự quan tâm đặc biệt của mình vào xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
    Hưng Yên là một tỉnh có kinh tế chậm phát triển ở các tỉnh phía Bắc, nền kinh tế chủ sản xuất nông nghiệp là chính. Do đó số hộ nghèo còn khá nhiều và tỷ lệ người lao động thiếu việc làm cũng vào loại tương đối cao, các đối tượng chính sách đông. Vì vậy, việc Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) sớm đi vào hoạt động có ý nghĩa quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn.
    Nhận thực rõ vấn đề đó, thực hiện Quyết địn 131/2002/QĐ - TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 42/QĐ - HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hưng Yên cũng đã sớm được thành lập nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tín dụng chính sách hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhất mục tiêu hỗ trợ của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách xã hội. Vì vậy, bước đầu nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được “tập hợp từ các chương trình khác nhau”. Mỗi loại vốn có những căn cứ hình thành và theo đó có quy mô khác nhau. Điều này đưa đến những khó khăn nhất định trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
    So với các ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng Chính sách xã hội vừa có điểm chung lại vừa có những đặc thù riêng, hơn nữa nhu cầu vốn cho vay các đối tượng chính sách xã hội vừa rất lớn lại vừa có những đặc trưng riêng. Là ngân hàng mới thành lập và đi vào hoạt động, bên cạnh những kết quả ban đầu đạt được, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội còn có những hạn chế nhất định. Để Ngân hàng Chính sách xã hội có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của đối tượng phục vụ, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn nhằm tìm giải pháp thích hợp trong việc huy động vốn đối với loại hình ngân hàng đặc trưng này.
    Từ cách đặt vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi” làm Chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội.
    2. Kết cấu Chuyên đề tốt nghiệp:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề tốt nghiệp gồm có ba chương:
    - Chương I: Ngân hàng Chính sách xã hội và các hoạt động cơ bản của Ngân hàng Chính sách xã hội.
    - Chương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi.
    - Chương III: Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ân Thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...