Luận Văn Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất của nền kinh tế quốc dân và là một
    bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Phát triển nông nghiệp luôn giữ một vị trí
    quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, nhất là đối
    với nước ta khi sản xuất nông nghiệp hiện còn đang chiếm 20,9% GDP, thu hút 56,8%
    lực lượng lao động xã hội và đóng góp hơn 30% giá trị xuất khẩu của cả nước.
    Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, đạt hiệu quả cao và bền vững,
    việc hoàn thiện và xác định một cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, phù hợp với xu
    hướng phát triển chung của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà
    còn là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Nghị
    quyết 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010 đã chỉ rõ:
    CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
    nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và
    thị trường; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ
    sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất
    nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông
    sản hàng hóa [12, tr.1].
    Với tinh thần nêu trên, nhiều chính sách mới trong nông nghiệp được triển khai,
    đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế nông nghiệp cả nước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng
    hóa, một số nông sản phục vụ xuất khẩu tăng nhanh, góp phần nâng cao giá trị sản
    xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy
    nhiên, so với yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp và nhất là đứng trước những
    đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay, cơ cấu kinh tế nông
    nghiệp cả nước, khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng như của tỉnh An Giang trong
    thời gian qua nhìn chung chuyển dịch còn chậm, chưa phát huy hết tiềm năng và lợi




    thế của từng vùng nên hiệu quả chuyển dịch chưa cao. Cụ thể là quy mô, địa bàn sản
    xuất của hầu hết các nông sản hàng hóa chủ lực còn phân tán, phát triển theo chiều
    rộng là chính, hàm lượng khoa học và công nghệ đưa vào sản phẩm còn ít, dẫn đến
    năng suất và chất lượng sản phẩm thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước
    và quốc tế yếu .
    Châu Thành là một trong 11 huyện, thị của tỉnh An Giang, nằm ở phía Tây sông
    Hậu, thuộc khu vực tứ giác Long Xuyên; có diện tích tự nhiên là 35.506 ha (trong đó
    diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,9%), dân số 176.782 người, với phần lớn người
    dân sống bằng nghề nông nghiệp, đời sống khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn.
    Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của huyện đã có những chuyển biến
    tích cực, nhiều vùng đất trước đây chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa có
    hiệu quả nay đã được sử dụng tương đối hiệu quả vào các lĩnh vực kinh tế khác
    nhau . Tuy nhiên, so với tiềm năng và nguồn lực của huyện thì tốc độ phát triển
    kinh tế nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa
    hợp lý. Do vậy, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện nhằm
    khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá
    trên thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp,
    nâng cao đời sống của nông dân, đóng góp tích cực vào quá trình CNH, HĐH của
    tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong bối cảnh hiện nay.
    Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh
    tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang để viết luận văn thạc sĩ Kinh doanh
    và quản lý, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
    Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp nói riêng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Dưới đây là
    một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
    - Bùi Tất Thắng, 1994: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công
    nghiệp hoá của NIEs Đông Nam Á và Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    - Nguyễn Văn Thạo: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở An Giang, tạp chí
    Nghiên cứu lý luận, số 2-1995.




    - Bùi Tất Thắng, 1996: Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu
    ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá của Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
    Nội.
    - Lê Đình Thắng, 1998: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn - Những vấn đề
    lý luận và thực tiễn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    - Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà, 2002: Một số vấn đề về phát triển nông
    nghiệp và nông thôn, Nxb Thống kê, Hà Nội.
    - Lê Huy Ngọ, 2002: Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
    nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    - Lâm Quang Huyên, 2002: Nông nghiệp, nông thôn Nam bộ hướng tới thế kỷ
    XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    - Đinh Phi Hổ, 2003: Kinh tế nông nghiệp - Lý luận và thực tiễn, Nxb Thống
    kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Nguyễn Thị Minh Châu, 2004: Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
    nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long những năm đầu thế kỷ XXI, Hội thảo khoa học vì
    sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long.
    - Bùi Tất Thắng, 2006: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb
    Khoa học xã hội, Hà Nội.
    Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
    riêng. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu và hệ thống về
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
    Mục đích nghiên cứu: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn từ nay đến năm 2010 và
    2015.
    Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn
    tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chuyển dịch cơ cấu
    kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện;




    - Phân tích, đánh giá một cách hệ thống thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, chỉ ra những thành công, hạn chế và
    nguyên nhân;
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp huyện Châu Thành trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
    nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
    Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ
    cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang giai đoạn 1995-2007. Các
    giải pháp và kiến nghị mà luận văn dự kiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lý nhà
    nước của chính quyền huyện Châu Thành, tỉnh An Giang và cơ quan quản lý nhà nước
    các cấp có liên quan.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận văn dựa trên
    phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, sử dụng tổng
    hợp một số phương pháp như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, tổng kết thực
    tiễn Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên
    cứu liên quan, đồng thời dựa vào các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật, chính
    sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    6. Đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn
    Luận văn có những đóng góp chủ yếu sau đây:
    - Góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn cấp huyện;
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
    huyện Châu Thành, tỉnh An Giang;
    - Đề xuất được phương pháp và một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang theo hướng
    CNH, HĐH trong thời gian tới.




    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
    văn gồm 3 chương, 8 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...