Luận Văn Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. LÝ DO CHỌN ĐẾ TÀI:


    Người Bến Tre tự bao đời nay vẫn như tự cô lập trên chính quê hương mình. Cách Tiền Giang hơn 30 phút qua phà, hẳn rằng Bến Tre đối với phần ít người nào đó vẫn là một cụm từ lạ lẫm. Người ta thường biết đến Bến Tre như quê hương của những vườn dừa bạt ngàn: “Thấy dừa là nhớ Bến Tre-Thấy bông sen trắng nhớ quê Tháp Mười”; hay là cái nôi của phong trào đồng khởi năm

    1960. Nhưng còn hơn thế nữa, Bến Tre là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, có được những đặc ân trời ban mà chúng ta chưa biết đến. Năm 2009, cầu Rạch Miễu nối liền 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang được hoành thành, cũng đồng thời nối liền ước mơ từ bao đời con người Bến Tre dạo trước. Người Bến Tre như thoát ra khỏi cái kìm hãm của địa thế, vươn mình ra với những hướng phát triển mới. Trước những tiềm năng phát triển vượt bậc của một tỉnh trước kia bị bao bọc bởi những con sông lớn, nhóm nghiên cứu – có người con đã từng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất anh hùng, thực sự trăn trở, suy ngẫm, khát khao mong muốn tìm cho quê mình một hướng đi mới, hướng đi không phải là cây dừa, hay danh hiệu quê hương đồng khởi. Đã đến lúc con người Bến Tre sử dụng nhiệt huyết máu lửa trong những ngày kháng chiến để chung tay xây dựng kinh tế quê hương.

    Qua tìm tòi, nghiên cứu, nhóm thật sự vui mừng khi tìm thấy ở Bến Tre những mỏ ngọc trời ban, hàng triệu con nghêu tự nhiên chọn Bến Tre làm ngôi nhà lâu dài của nó. Trong những năm qua, mỏ nghêu ở 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú đã mang lại cho người dân lam lũ nơi đây những nguồn thu mới; nhưng cũng chính mỏ nghêu nơi đây đã mang đến những chuyện phức tạp "Người dân ở đây cả đời nghèo khó, vốn vẫn hiền lành, nhường nhịn nhau. Nhưng bỗng dưng vì tranh nhau con nghêu mà có khi hàng xóm láng giềng vốn thân thiện với nhau hàng chục năm nay, bỗng chốc ra ngoài bãi nghêu thì hằm hè nhau như kẻ thù”. Bãi nghêu trở thành bãi chiến trường và bóng nghêu dần thưa. Các HTX quản lý và khai thác nghêu ra đời là giải pháp ngăn cản nạn khai thác nghêu bừa bãi đó. Tuy nhiên, thật sự các HTX nơi đây có đem lại cho người dân nghèo quê biển những khoảng thu nhập đáng kể, góp phần cải thiện phần nào những khó khăn vất vả mà hàng ngàn người nơi đây đã và đang như thế? Tháng 10/2008, nghêu Bến Tre được công nhận thương hiệu MSC, thương hiệu mà tại Việt Nam chưa một loài thủy sản nào vinh hạnh có được. Liệu rồi, thương hiệu đó có mang lại cho Bến Tre nói chung và dân nghèo nơi đây những tiền đề mới, những điều kiện để phát triển và cải thiện cuộc sống? Ngày 23/5/2009, hơn 3000 người ập đến bãi nghêu tại HTX Thạnh Lộc huyện Thạnh Phú nhằm “cướp cạn” nghêu giống, những mỏ vàng trời ban bởi giá nghêu giống hiện tại đã đạt ngưỡng 13 triệu đồng/kg – một mức lợi vô cùng khổng lồ. Tại sao đã đặt dưới sự quản lý của các HTX, bãi nghêu vẫn như con mồi thu hút người dân, khơi gợi lòng tham của dân không chỉ ngoải tỉnh, mà cả các xã viên của HTX? Những tưởng đã khắc phục được nạn “nghêu tặc” kéo dài trong mấy chục năm qua, nhưng thực tế cho thấy giá nghêu ngày một tăng do không đủ nguồn cung, nên ngày càng nhiều xuất hiện những nhóm cướp nghêu lớn hơn, nhiều hơn, và gan lỳ hơn, bất chấp mọi sự phản kháng của các đội bảo vệ. Thực trạng khai thác nguồn lợi nghêu tự nhiên rõ ràng vẫn bị đang đe dọa nghiêm trọng do sự thiếu ý thức của người dân! Tình trạng này nếu cứ tiếp tục tiếp diễn, thì mỏ vàng trên đất Bến Tre sẽ cạn kiệt; Bến Tre nói riêng, Việt Nam và cả thế giới nói chung sẽ ngày càng khan hiếm loại nghêu giá trị này, không những thế, nguồn cung nghêu thiếu hụt sẽ làm tăng giá nghêu trong thời gian sắp tới, và nghêu có thể sẽ trở thành 1 nhu cầu tiêu dùng xa xỉ trong tương lai.

    Thực sự vô vàn tâm huyết tìm kiếm hướng phát triển cho quê hương Bến Tre nghèo nàn, lạc hậu mà thân yêu, thực sự vô vàn bức xúc trước thực trạng hiện tại của nạn cướp nghêu, nhóm nghiên cứu rất quyết tâm thực hiện đề tài “Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre”, để nghêu Bến Tre không phải là nỗi ám ảnh, mà thật sự trở thành một trong những sản phẩm chiến lược, mang đến giá trị kinh tế, niềm vui và hạnh phúc cho người dân.


    2. MỤC ĐÍCH CỦA CÔNG TRÌNH:

    Khi bắt đầu công trình, nhóm nghiên cứu đã đề ra các mục tiêu sau:

    ¾ Phản ánh một cách trung thực, khách quan thực trạng bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ của nghề khai thác nghêu của tỉnh Bến Tre nói riêng và của cả nước nói chung.

    ¾ Trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ nghêu nhóm nghiên

    cứu đề xuất những kiến nghị, giải pháp ngắn hạn và dài hạn để nâng cao hiệu quả sản xuất và đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ Nghêu tại nội địa và tại thị trường nước ngoài.

    ¾ Học tập kinh nghiệm bảo tồn, sản xuất và khai thác của các nước tiên tiến thế giới.

    ¾ Quảng bá rộng rãi hình ảnh con Nghêu Việt Nam trên thương trường quốc tế nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào thị trường thế giới, từ đó nâng cao giá trị con Nghêu, mang lại giá trị thặng dư cao hơn cho người lao động.

    ¾ Ổn định và nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho bà con vùng ven biển nuôi nghêu.

    Và mục tiêu cũng không kém phần quan trọng đó là hoàn thành một tài liệu tham khảo cho những doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, đặc biệt là các cấp các ban ngành có liên quan để có cái nhìn toàn diện và khái quát về thực trạng và giải pháp mà nhóm nghiên cứu đã đưa ra, trên cơ sở đó hoạch định những chính sách, chiến lược cụ thể trong tương lai.


    3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

    Để hoàn thành đề tài “Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre”, nhóm nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu thực trạng bảo tồn, khai thác nghêu trên khía cạnh con giống, công cụ khai thác, sản lượng, và tình hình tiêu thụ trong nước và ngoài nước. Từ đó có những nhìn nhận khách quan, đề ra giải pháp phát huy những mặt mạnh, cải thiện những mặt còn yếu kém, còn tồn tại trong thực trạng.


    4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    Phạm vi không gian: Để có một cái nhìn thực tế về tình hình bảo tồn, khai thác và tiêu thụ nghêu nhóm nghiên cứu đã tập trung khảo sát ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú của tỉnh Bến Tre; gặp gỡ Ban Chủ nhiệm các HTX thủy sản; doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở tỉnh Bến Tre cùng các ban ngành hữu trách. Từ đó có được những thông tin xác thực phục vụ cho đề tài.

    Phạm vi thời gian: Đề tài “Giải pháp đầu ra cho Nghêu Bến Tre” được nhóm nghiên cứu thực hiện dựa trên những thông tin, số liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ 2000 – 2008. Tất cả các số liệu trên đều được nhóm nghiên cứu chọn lọc, xử lý để chọn ra những thông tin, số liệu bổ ích nhất cung cấp cho đề tài.


    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

    Để thực hiện công trình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau:

    ™ Phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp.

    ™ Phương pháp thống kê.

    ™ Phương pháp điều tra xã hội học: trên cơ sở thu thập những dữ liệu thứ cấp từ nhiều nguồn như sách báo, tạp chí, internet để đề tài có thể chuyển tải được tính thực tiễn , nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra xã hội học rất công phu. Các cuộc điều tra khảo sát được tiến hành qua 3 giai đoạn:



    ¾ Giai đoạn 1: Thiết lập Bảng câu hỏi _ Phiếu khảo sát.

    Trên cơ sở nắm bắt một cách khái quát về tình hình bảo tồn, sản xuất và tiêu thụ nghêu ở Tỉnh Bến Tre, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát nhằm thu thập thông tin cần thiết, xác thực và cụ thể nhất cho đề tài.

    ¾ Giai đoạn 2: Tiến hành điều tra khảo sát.

    Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát thực tế từ 17/12/2008 đến 7/05/2009 và chia làm 3 đợt như sau:

    ƒ Đợt 1: Nhóm nghiên cứu khảo sát thực tế để nắm tổng thể tình hình sản xuất và tiêu

    thụ Nghêu ở Bến Tre, xác định phạm vi nghiên cứu, đối tượng và tham khảo ý kiến của những nhà chuyên môn, thử nghiệm bảng câu hỏi, xác định phương pháp điều tra hợp lý( từ ngày 17/12/2008 đến ngày 20/12/2008)

    ƒ Đợt 2: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát để lượng hóa các chỉ tiêu,

    trực tiếp đến với các HTX và nhà các xã viên. Đối tượng gồm: xã viên, người tiêu dùng, tiểu thương tại chợ cũng như các ban ngành có liên quan để có những nhận định khách quan cho đề tài.( từ ngày 10/1/2009 đến ngày 18/1/2009)

    ƒ Đợt 3: Nhóm nghiên cứu đã đi đến trực tiếp các HTX và nhà các xã viên, các chợ địa

    phương Bến Tre, Tp Hồ Chí Minh phỏng vấn và phát phiếu khảo sát cho xã viên, người bán tại chợ và các hộ gia đình, đồng thời đi đến các công ty chế biến thủy sản Bến Tre : Aquatex Bến Tre và Faquimex để hỏi chuyên gia về quy trình chế biến và xuất khẩu thương phẩm. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng 1 phiếu khảo sát chung cho xã viên các HTX , 1 khảo sát chung cho tiểu thương ở các chợ và 1 khảo sát cho người tiêu dùng. Tổng số phiếu khảo sát phát ra cho xã viên là 300 phiếu, tiểu thương và các vựa là 50 phiếu, người tiêu dùng là 300 phiếu. (nhóm khảo sát tiếp tục chia làm 2 đợt đi nhỏ để thực hiện quá trình này: 1. từ ngày 10/4/2009 đến 18/4/2009 và 2. từ ngày 4/5/2009 đến 8/5/2009).

    ¾ Giai đoạn 3: Tổng hợp, xử lý số liệu và cho ra kết quả cuối cùng.

    Sau khi thu gom phiếu khảo sát, nhóm đã tiến hành tổng hợp thông tin với kết quả như

    sau:

    ƒ Bảng 1: Khảo sát xã viên cào Nghêu. Phát ra 300 phiếu, thu về 235 phiếu trong đó có

    225 phiếu hợp lệ chiếm 95,74% (tổng số phiếu thu về).

    ƒ Bảng 2: Khảo sát tiểu thương và các vựa ở chợ đầu mối. Phát ra 50 phiếu, thu về 43 phiếu trong đó có 28 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 65.12% (tổng số phiếu thu về).

    ƒ Bảng 3: Khảo sát người tiêu dùng tại Bến Tre và TP Hồ Chí Minh. Phát ra 300 phiếu,

    thu về 270 phiếu trong đó có 220 phiếu hợp lệ chiếm tỷ lệ 81.5% (tổng số phiếu thu về).

    ™ Phương pháp chuyên gia: để có những nhận định chính xác nhóm đã phỏng vấn trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp xuất khẩu nghêu, Ban Chủ Nhiệm của các HTX Thủy Sản ở Bến Tre, cũng như những đánh giá khách quan của các chuyên gia và lãnh đạo các cấp các ngành có liên quan.


    6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA CÔNG TRÌNH

    ™ Phân tích và đánh giá tổng thể khách quan thực trạng bảo tồn, khai thác và tiêu thụ nghêu trong nước cũng như trên thế giới.

    ™ Đánh giá được vai trò của con nghêu đối với sự phát triển của Tỉnh Bến Tre, đặc biệt là đối

    với bà con vùng ven biển ở 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú.



    ™ Xây dựng trang web đấu giá nghêu.

    ™ Đề ra dự án xây dựng nhà hàng chuyên phục vụ các món ăn hải sản, trong đó nghêu được đánh giá là quan trọng ở xã Thừa Đức, Huyện Bình Đại, Tỉnh Bến Tre nhằm quảng bá hình ảnh con Nghêu, phát triển du lịch của huyện.

    ™ Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng nghêu của các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, EU để từ đó

    đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

    ™ Nhóm nghiên cứu đã đưa ra một hệ thống các giải pháp có tính khoa học và khả thi nhằm năng cao hiệu quả khai thác và khẳng định vị thế hình ảnh con Nghêu Việt Nam trên trường quốc tế.


    7. KẾT CẤU CỦA CÔNG TRÌNH

    Công trình gồm 50 trang được kết cấu trong vòng 3 chương

    Chương 1 : Những vấn đề lí luận cơ bản về con Nghêu và vai trò của nguồn lợi này đối với sự phát triển của tỉnh Bến Tre.

    Chương 2 : Thực trạng bảo tồn, khai thác và tiêu thụ nghêu tại tỉnh Bến Tre.

    Chương 3 : Giải pháp đầu ra cho nghêu Bến Tre


    Vì là một công trình nghiên cứu có tầm vĩ mô, đòi hỏi nhiều thời gian và sức lực nhưng nguồn thông tin, đặc biệt là số liệu còn khan hiếm do đây là sản phẩm mới nổi nên mặc dù nhóm nghiên cứu đã rất nhiệt tâm, mong mỏi có thể hoàn thành công trình một cách toàn diện nhưng chắc chắn không tránh được những thiếu sót mà nhóm chưa nhận ra được. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thấy cô, các bạn sinh viên cùng, các bạn đọc quan tâm đến đề tài. Sự đóng góp này sẽ là những bài học kinh nghiệm quý giá giúp cho nhóm nghiên cứu thành công hơn trong những nghiên cứu sâu hơn sắp tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...