Luận Văn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp cho thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Nhân lực là tài sản quý giá của mỗi quốc gia, là yếu tố quyết định sự
    thành công trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam
    phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực hiện
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đảng và
    Nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật
    nhằm đáp ứng các yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.
    Nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tuy là một
    thành phố, nhưng Cần Thơ vẫn là một địa phương có 70% dân số sống
    bằng nông nghiệp, một nền nông nghiệp năng suất thấp do thiếu nguồn
    nhân lực kỹ thuật có trình độ cao (trên 60% nông dân chỉ có việc làm vào
    thời vụ trồng lúa). Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế đây là
    một thách thức lớn đối với TP. Cần Thơ .
    Việt Nam đã gia nhập WTO, TP. Cần Thơ cần chuyển mạnh hơn nữa
    để trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cao của toàn
    vùng.
    Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của TP. Cần Thơ, có
    phần đóng góp quan trọng của nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề đặt ra hiện
    nay là phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng
    yêu cầu của quá trình CNH, HĐH TP. Cần Thơ. Từ những lý do trên,
    chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu: “Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
    kỹ thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ trong giai đoạn CNH, HĐH”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực trạng và những yêu cầu
    phát triển, đề tài đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật
    nông nghiệp cho TP. Cần Thơ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
    3. Khách thể nghiên cứu
    Quá trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ở TP. Cần
    Thơ.
    4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    a, Đối tượng nghiên cứu
    2
    Các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật nông
    nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH ở TP. Cần Thơ.
    b, Phạm vi nghiên cứu
    Trên địa bàn TP. Cần Thơ
    5. Giả thuyết khoa học
    Việc đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu cầu
    phát triển ở TP. Cần Thơ trong quá trình CNH, HĐH sẽ đạt được hiệu quả,
    nếu ta đánh giá đúng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nắm vững các đặc
    trưng nông nghiệp, nông thôn của thành phố, để xây dựng các giải pháp
    đồng bộ, khoa học và khả thi.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các giải pháp đào tạo nguồn nhân
    lực kỹ thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    6.2. Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực và thực trạng đào tạo nguồn
    nhân lực kỹ thuật nông nghiệp của TP. Cần Thơ.
    6.3. Đề xuất các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông
    nghiệp cho TP. Cần Thơ trong giai đoạn CNH, HĐH và khảo nghiệm của
    giải pháp.
    7. Những luận điểm cơ bản
    Nguồn nhân lực là yếu tố năng động nhất của quá trình, phát triển.
    Cần Thơ tuy là một thành phố nhưng vùng nông thôn lại rất rộng, sản xuất
    nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế ngay cả trong quá
    trình CNH - HĐH. Vấn đề nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp vẫn được
    đặt ra với tầm quan trọng có tính chất chiến lược. Vì vậy, phải thu hút, phối
    hợp các nguồn lực xã hội, xây dựng các mô hình linh hoạt, đa dạng, gắn
    đào tạo với nhu cầu việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,
    cho nên vai trò giáo dục, đào tạo có ý nghĩa hàng đầu.
    8. Phương pháp nghiên cứu
    8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
    Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu lý luận về nguồn nhân
    lực, các tư liệu, báo cáo lưu trữ, thống kê của các cơ quan chức năng của
    TP. Cần Thơ liên quan đến các lĩnh vực của đề tài.
    8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    3
    + Khảo sát, điều tra về thực trạng nguồn nhân lực, nhu cầu nhân lực
    và thực trạng đào tạo.
    + Tổng kết kinh nghiệm đào tạo của các trường, các cơ sở, các trưng
    tâm đào tạo kỹ thuật nông nghiệp.
    + Khảo nghiệm, đánh giá tính khoa học và tính khả thi của các giải
    pháp đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật nông nghiệp.
    8.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu hỗ trợ
    Sử dụng thống kê toán học để xử lý các số liệu từ các phương pháp
    trên.
    9. Đóng góp của luận án
    1. Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình đào tạo
    nguồn nhân lực để xác định và cụ thể hóa các yêu cầu về nguồn nhân lực
    kỹ thuật nông nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông
    nghiệp TP. Cần Thơ.
    2. Xây dựng các giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kỹ
    thuật nông nghiệp cho TP. Cần Thơ gắn với phát triển việc làm và yêu cầu
    phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ CNH, HĐH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...