Chuyên Đề Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam - Công ty mẹ

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:

    GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU Ở TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM - CÔNG TY MẸ

    Lời mở đầu



    Bước vào thời kỳ hội nhập, chứng kiến đất nước đang đổi mới từng ngày, từng giờ, mỗi chúng ta ai cũng cảm thấy hồ hởi. Tuy nhiên trong sự thay đổi ấy đằng sau những thành quả tốt đẹp, chúng ta cũng cần nhìn nhận một cách nghiêm túc những hạn chế và thiếu sót của mình để có thể phát triển một cách bền vững hơn. Cùng với cả nước, ngành chè Việt Nam đang từng bước phát triển và đóng góp ngày càng nhiều cho sự vững mạnh của kinh tế nước nhà. Nhưng những bất cập và tồn tại cuả ngành chè hiện nay không phải là ít. Đó là những cản trở lớn đối với sự phát triển của ngành chè và nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà cơ chế thị trường với tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nếu không đổi mới, không đáp ứng được những đòi hỏi đó thì sẽ không thể tồn tại được. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp chè có thể đứng vững trên thị trường trong điều kiện hội nhập hiện nay? Theo các nhà chuyên môn, khó khăn lớn nhất của ngành chè hiện nay là ở nguyên liệu!



    Trong quá trình thực tập tại TCT chè Việt Nam, tôi nhận thấy vấn đề đảm bảo nguồn nguyên liệu là một nhiệm vụ lớn đặt ra cho TCT trên con đường hội nhập và phát triển. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Ngô Thắng Lợi cùng sự giúp đỡ chỉ bảo của các cán bộ chuyên môn trong TCT chè, tôi xin được trình bày những ý kiến của mình về vấn đề này qua đề tài thực tập tốt nghiệp:

    “Giải pháp đảm bảo nguồn nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam - Công ty mẹ



    Xin được giới hạn đề tài của mình trong phạm vi công ty mẹ – là một đơn vị sản xuất kinh doanh và là bộ phận quan trọng nhất TCT chè Việt Nam. Hiện nay, Tổng Công ty Chè Việt Nam gồm có công ty mẹ, nhiều công ty con, và các công ty liên kết hoạt động độc lập. Trong công ty mẹ có đơn vị sản xuất chè và các công ty hạch toán phụ thuộc. Kể từ năm 2007, theo quyết định của nhà nước, các Tổng công ty phải có tự sản xuất. Công ty mẹ của Tổng công ty chè Việt Nam với diện tích sản xuất cộng thêm diện tích vùng thu mua của dân lên đến hàng vạn hecta đang đặt ra vấn đề lớn trong quản lý và bảo đảm nguồn nguyên liệu cho phát triển.



    MỤC LỤC




    Lời mở đầu 1

    Chương I: Sự cần thiết của việc bảo đảm nguồn nguyên liệu đối với TCT Chè Việt Nam 2

    I. Khái quát về Tổng công ty Chè Việt Nam 2

    1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) 3

    2/ Cơ cấu tổ chức của Vinatea 5

    3/Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Vinatea 6

    3.1. Chức năng nhiệm vụ: 6

    3.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của TCT 7

    4/ Năng lực hoạt động của TCT chè Việt Nam 7

    4.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mẹ thời gian qua giai đoạn 2003-2007 7

    4.2. Các mặt hàng xuất khẩu 11

    4.3 Thị trường xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam 12

    II/ Sự cần thiết phải bảo đảm nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam 13

    1/ Đặc điểm kinh tế – kĩ thuật của quá trình sản xuất, chế biến chè 13

    1.1. Quá trình sản xuất – chế biến chè: 13

    1.2. Các bên có liên quan trong quá trình sản xuất và chế biến chè: 17

    2/ Kế hoạch đảm bảo và phát triển nguồn nguyên liệu của TCT chè Việt Nam đến năm 2020 23

    2.1/ Quy hoạch của ngành chè Việt Nam đến 2020 23

    2.2/ Kế hoạch đảm bảo nguyên liệu của Vinatea đến năm 2010 24

    3/ Bảo đảm nguồn nguyên liệu chè – Giải pháp phát triển bền vững cho ngành chè nói chung và cho TCT chè Việt Nam nói riêng 26

    3.1 Bảo đảm tốt vùng nguyên liệu sẽ giúp cho chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 26

    3.2 Thúc đẩy sản xuất Nông nghiệp phát triển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn 27

    3.3 Phát triển vùng nguyên liệu xoá đói giảm nghèo 28

    3.4 Quan tâm phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp bảo tồn và phát triển các giống chè quý 29



    Chương II: Thực trạng cung ứng chè nguyên liệu ở TCT chè Việt Nam 30

    I/ Năng lực vùng nguyên liệu của Vinatea 30

    1/ Khái quát về đặc điểm vùng nguyên liệu của công ty mẹ - TCT chè VN 30

    2/ Năng lực sản xuất và chế biến nguyên liệu của các đơn vị thuộc công ty mẹ 30

    3/ Khả năng bảo đảm nguyên liệu cho hoạt động phát triển của Công ty mẹ – TCT chè VN 33

    II/ Tình hình quản lý vườn chè ở TCT chè Việt Nam 35

    1 / Quản lý các vườn chè cổ phần ở TCT chè Việt Nam 35

    A / Công ty chè Việt Cường: 36

    B / Công ty chè Sông Cầu 38

    C / Công ty chè Mộc Châu: 39

    2. Xây dựng mô hình liên kết TCT chè Việt Nam với xã, hộ gia đình phát triển vùng nguyên liệu XĐGN 43



    Chương III: Những hạn chế và thách thức trong quá trình bảo đảm nguyên liệu chè của Vinatea 48

    I / Sản lượng chè búp tươi cung ứng không đủ cho công suất chế biến của nhà máy. 48

    II / Những bất cập về chất lượng nguyên liệu 49

    1. Đầu vào cho hoạt động trồng chè của nông dân thấp làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra 49

    2. Kỹ thuật thu hái, bảo quản và vận chuyển không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật làm ảnh hưởng xấu đến đầu vào của quá trình chế biến chè. 51

    3. Bất cập trong quản lý chất lượng nguyên liệu: 52

    4/ Thách thức mới đặt ra trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới đối với vấn đề nguyên liệu chè 55

    III/ Nguyên nhân của những bất cập trong quá trình bảo đảm nguyên liệu chè 56

    1/ Hoạt động quy hoạch và quản lý còn thiếu sót và kém hiệu quả. 56

    2/ Hoạt động nghiên cứu triển khai chưa phát huy được hiệu quả đi trước một bước của nó 57

    3/ Vướng mắc của các đối tượng tham gia quá trình sản xuất, chế biến chè 58



    Chương IV: Những giải pháp bảo đảm nguồn nguyên liệu của Tổng Công ty chè Việt Nam – công ty mẹ 65

    I/ Quy hoạch vùng nguyên liệu phù hợp với yêu cầu chế biến: 65

    1/ Nâng cao sản lượng và chất lượng búp chè tươi cung ứng. 65

    2/ Quy hoạch tại địa phương: 66

    II/ Hoàn thiện công tác cổ phần hoá vườn chè. 68

    III/ Tiếp tục duy trì và phát triển mô hình liên kết xây dựng vùng nguyên liệu XĐGN với bà con nông dân các dân tộc nghèo. 70

    V/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình bảo đảm nguyện liệu cho TCT chè Việt Nam: 72

    1/ Thiết lập các tổ chức dịch vụ thu mua nguyên liệu 72

    Kết luận 74

    Danh mục tài liệu tham khảo 75
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...