Thạc Sĩ Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh lâm đồng đến năm 2015

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 14/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Sự cần thiết của đề tài
    Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống
    xã hội của con người. Xu hướng chung trên thế giới là số người đi du lịch ngày
    càng tăng, dự kiến năm 2010, toàn cầu sẽ đạt tới 937 triệu khách, nhiều nước, nhiều
    lãnh thổ xác định du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế
    - xã hội cao.
    Tại Việt Nam, kinh tế du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền
    kinh tế quốc dân thông qua việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức
    sống của người dân Việt Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng
    được tăng theo về số lượng cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội
    nhập kinh tế thế giới của nhà nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã
    thu hút một số lượng đông đảo du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
    Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 đến 2010
    của Chính phủ đã xác định thành phố Ðà Lạt - Lâm Ðồng là một trong bốn trung
    tâm du lịch của cả nước và quốc tế. Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung
    hiện có những lợi thế tiềm năng rất lớn về khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và nhân
    văn du lịch.
    Tuy vậy, thời gian qua du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mới chỉ tập trung khai thác
    dịch vụ khách sạn nhà hàng, dịch vụ tham quan các khu danh lam thắng cảnh mà
    chưa có sự đầu tư chiều sâu nhằm khai thác, phát triển các loại hình du lịch khác
    như: du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch
    hội nghị Nói chung, kinh tế du lịch của tỉnh Lâm Đồng phát triển còn chậm, hiệu
    quả kinh tế thấp, chưa ngang tầm với tiềm năng du lịch của địa phương; Quy mô và
    chất lượng của sản phẩm du lịch còn nhỏ bé và yếu kém. Trong khi đó du lịch ở một
    số nước trong khu vực châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc .
    đang ngày càng phát triển với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, thế mạnh về phát triển
    du lịch của các tỉnh lân cận như: Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Thành
    phố Hồ Chí Minh, đồng bằng Nam Bộ đã, đang và sẽ là những đối thủ cạnh tranh
    gay gắt đối với du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “ Giải pháp đa dạng hóa sản
    phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015”, với mong muốn đề ra một số giải
    pháp nhằm làm phong phú thêm sản phẩm du lịch Lâm Đồng, đáp ứng nhu cầu du
    lịch ngày càng cao của du khách, quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng
    rộng khắp trong nước cũng như trên thế giới, góp phần phát triển du lịch tỉnh Lâm
    Đồng một cách chủ động, toàn diện và bền vững.


    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở khái quát hệ thống lý luận về sản phẩm du lịch, đánh giá thực
    trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch Lâm Đồng; nhận định được những
    điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch Lâm Đồng; từ đó thiết
    lập nên bảng ma trận SWOT. Đồng thời, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá của du
    khách về sản phẩm du lịch Lâm Đồng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng.
    Trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược, giải pháp và các kiến nghị cho quá trình đa
    dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, góp phần phát triển
    kinh tế du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng một cách bền vững.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài chủ yếu tập trung phân tích khía cạnh sản phẩm du lịch của tỉnh Lâm
    Đồng trong mối quan hệ với du lịch của một số tỉnh phụ cận và trong cả nước.
    Luận văn sử dụng số liệu thống kê của ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng từ năm
    2001 đến năm 2006.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp
    thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.
    Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể là điều
    tra khảo sát (Survey) du khách và sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích dữ
    liệu.
    5. Kết cấu của luận văn:
    Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về đa dạng hóa sản phẩm du lịch cho một địa
    phương
    Chương 2: Thực trạng và tiềm năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh
    Lâm Đồng
    Chương 3: Định hướng và giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch tỉnh Lâm
    Đồng đến năm 2015.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...