Thạc Sĩ Giải pháp đa dạng hóa hình thức tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    1.1 Vai trò của xuất khẩu và các phương thức thanh toán xuất nhập khẩu. 1
    1.1.1 Xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế. 1
    1.1.2 Mối quan hệ giữa hoạt động xuất khẩu và hoạt động thanh toán quốc tế
    của ngân hàng thương mại .2
    1.1.3 Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng trong thanh toán xuất
    nhập khẩu 2
    1.1.3.1 Phương thức ghi sổ 3
    1.1.3.2 Phương thức chuyển tiền. 3
    1.1.3.3 Phương thức nhờ thu 4
    1.1.3.4 Phương thức giao chứng từ trả tiền .6
    1.1.3.5 Phương thức tín dụng chứng từ 7
    1.2 Hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 8
    1.2.1 Khái niệm tài trợ xuất khẩu .8
    1.2.2 Cơ sở tồn tại và phát triển của hoạt động tài trợ xuất khẩu 10
    1.2.3 Mối quan hệ giữa hoạt động tài trợ xuất khẩu và thanh toán quốc tế của
    ngân hàng thương mại .11
    1.3 Các hình thức tài trợ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 12
    1.3.1 Tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến chuẩn bị
    hàng xuất khẩu 12
    1.3.2 Tài trợ trên cơ sở hối phiếu 13
    1.3.3 Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ 14


    1.3.4 Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ .16
    1.3.5 Bao thanh toán 17
    1.3.6 Các hình thức tài trợ xuất khẩu trung dài hạn 19
    1.3.7 Bảo lãnh ngân hàng 21

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
    2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 23
    2.1.1 Tình hình chung về hoạt động xuất khẩu của Việt Nam .23
    2.1.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu trên địa bàn TP HCM 24
    2.2 Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại
    nhà nước trên địa bàn TP HCM 26
    2.2.1 Các hình thức tài trợ xuất khẩu hiện có 26
    2.2.1.1 Tài trợ vốn lưu động phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến chuẩn
    bị hàng xuất khẩu 27
    2.2.1.2 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức tín dụng
    chứng từ .28
    2.2.1.3 Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức nhờ thu kèm
    chứng từ .29
    2.2.2 Hệ thống xử lý tác nghiệp và đối ngoại của ngân hàng trong hoạt động tài trợ
    xuất khẩu .30
    2.2.2.1 Mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ .30
    2.2.2.2 Công nghệ quản lý. .33
    2.2.2.3 Mạng lưới quan hệ đại lý 34
    2.3 Đánh giá hoạt động tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng thương mại nhà nước trên
    địa bàn TP HCM .35
    Những thành tựu đạt được35
    2.3.1 Những hạn chế trong hoạt động tài trợ xuất khẩu .42
    2.3.1.1 Những hạn chế từ phía ngân hàng. .42
    2.3.1.2 Những hạn chế từ phía khách hàng. .46
    2.3.1.3 Những hạn chế về chính sách quản lý và hỗ trợ của nhà nước. .49

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HÓA HÌNH THỨC TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI CÁC NHTM NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM
    3.1 Yêu cầu khách quan của việc phát triển đa dạng các hình thức tài trợ
    xuất khẩu 52
    3.2 Định hướng hoạt động xuất khẩu trong thời gian tới . 53
    3.3 Giải pháp nhằm đa dạng hóa hình thức tài trợ xuất khẩu tại các NHTM
    nhà nước trên địa bàn TP HCM . 54
    3.3.1 Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để phát triển đa dạng các hình thức tài
    trợ xuất khẩu 54
    3.2.1.1 Tìm hiểu nhu cầu khách hàng và thị trường. .54
    3.2.1.2 Marketing, quảng cáo các sản phẩm tài trợ xuất khẩu của ngân
    hàng 55
    3.2.1.3 Chuẩn bị quy trình, công nghệ, nguồn nhân lực. 57
    3.2.1.4 Mở rộng và nâng cao chất lượng quan hệ đại lý. .59
    3.3.2 Đổi mới và hoàn thiện các hình thức tài trợ xuất khẩu hiện có 60
    3.3.2.1 Đổi mới qui định cho vay chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 60
    3.3.2.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hình thức chiết khấu có truy
    đòi bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ 62
    3.3.2.3 Mở rộng hình thức chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu
    theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ. 63
    3.3.3 Nghiên cứu và triển khai các hình thức tài trợ xuất khẩu mới. .64
    3.3.5.1 Chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức
    tín dụng chứng từ .65
    3.3.5.2 Bao thanh toán 67
    3.3.4 Xây dựng các chính sách tài trợ xuất khẩu riêng biệt đối với từng ngành
    hàng, từng nhóm khách hàng .72
    3.3.5 Phát triển các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, các dịch vụ tư vấn hỗ trợ khách
    hàng trong hoạt động xuất khẩu .74
    3.3.5.1 Tham gia tư vấn khách hàng ngay từ giai đoạn đầu tiên của
    thương vụ .74
    3.3.5.2 Thực hiện dịch vụ lập chứng từ hộ cho khách hàng xuất khẩu 75
    3.3.5.3 Sử dụng dịch vụ đòi tiền hộ của các ngân hàng nước ngoài. 76
    3.3.6 Kiểm soát và hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ xuất khẩu 76
    3.4 Một số kiến nghị về chính sách đối với nhà nước .78
    3.4.1 Kiến nghị về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán
    quốc tế và tài trợ xuất khẩu .78
    3.4.2 Một số vấn đề liên quan đến cầm cố, thế chấp, giao dịch bảo đảm 79
    3.4.3 Từng bước quy định chế độ kiểm toán bắt buộc đối với doanh nghiệp .80
    3.4.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng. 80
    3.4.5 Thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để hỗ trợ hoạt động xuất
    khẩu và tài trợ xuất khẩu 81
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU

    Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã có những
    bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng. Hoạt động xuất khẩu đã thực sự đi tiên
    phong trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào tốc độ
    tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
    hóa đất nước, tác động tích cực đến thị trường trong nước, kích thích sản xuất, tạo
    việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực cải thiện cán cân
    thanh toán, nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
    Góp phần không nhỏ vào những thành tựu to lớn trong lĩnh vực xuất khẩu
    phải kể đến hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM. Đối với các NHTM, tài trợ
    xuất khẩu là hình thức tín dụng an toàn mang lại hiệu quả, lợi nhuận cao, tạo nguồn
    thu ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng, thúc đẩy phát
    triển các dịch vụ ngân hàng khác. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đã và đang chú
    trọng vào việc mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài trợ xuất khẩu.
    Ngành ngân hàng TP HCM đang dẫn đầu cả nước về số lượng cơ sở, doanh số
    và quan hệ tài chính tín dụng trong cũng như ngoài nước. Doanh thu của hệ thống
    ngân hàng thường chiếm hơn 30% trên tổng doanh thu về hoạt động ngân hàng toàn
    quốc. Hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM trên địa bàn cũng diễn ra sôi động
    và có những bước tiến vượt bậc về quy mô và trình độ phát triển, đây cũng là lĩnh
    vực có mức độ cạnh tranh gay gắt nhất với sự tham gia ngày càng nhiều của các chi
    nhánh ngân hàng nước ngoài. Hệ thống các NHTM nhà nước trên địa bàn mặc dù ở
    vị thế dẫn dắt thị trường, chiếm ưu thế về thị phần tài trợ xuất khẩu nhưng cũng đang
    đứng trước nguy cơ mất dần ưu thế này. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do
    loại hình tài trợ và cấu trúc nghiệp vụ tài trợ xuất khẩu còn đơn điệu, chất lượng
    chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu tài trợ của các doanh nghiệp, trong khi các ngân
    hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường với nhiều
    loại hình tài trợ hiện đại, với nhiều ưu đãi đang dần gia tăng thị phần và quy mô hoạt
    động.
    Chính vì vậy, để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh
    vực tài trợ xuất khẩu, một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với các NHTM nhà nước trong
    giai đoạn hiện nay là phải phát triển đa dạng hóa các loại hình tài trợ xuất khẩu để
    gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ xuất khẩu, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tài trợ
    của các doanh nghiệp xuất khẩu về cả số lượng và chất lượng. Đó là lý do tôi chọn
    đề tài :
    Giải pháp đa dạng hóa hình thức tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng
    thương mại nhà nước trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
    ” làm luận văn tốt nghiệp
    của mình.

    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Luận văn đề cập đến hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các NHTM nhà nước trên
    địa bàn TP HCM. Thông qua việc đi sâu nghiên cứu các hình thức tài trợ xuất khẩu
    ngắn hạn trong mối liên hệ với các phương thức thanh toán quốc tế, phân tích thực
    trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu của các NHTM nhà nước trên địa bàn TP HCMù, từ
    đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các hình thức tài trợ hiện có và triển khai các
    hình thức tài trợ xuất khẩu mới nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tài
    trợ xuất khẩu tại các NHTM nhà nước trên địa bàn TP HCM.
    Luận văn nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp thực trạng chung nhất trong hoạt
    động tài trợ xuất khẩu, phân tích số liệu thực tế về hoạt động tài trợ xuất khẩu tại
    một số NHTM nhà nước có hoạt động tài trợ xuất khẩu tiêu biểu (NH ngoại thương
    chi nhánh TP HCM, NH Công thương Sở giao dịch II, NH Đầu tư và phát triển chi
    nhánh TP HCM và NH Nông nghiệp & Phát triển nông thôn chi nhánh Sài Gòn)
    trong thời gian 3 năm qua.

    Phương pháp nghiên cứu
    Áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với việc
    tổng hợp, phân tích thống kê, so sánh và đối chiếu nhằm chọn số liệu thực tế đáng
    tin cậy, xử lý đúng đắn và khoa học.
    Tham khảo, trao đổi ý kiến với người hướng dẫn khoa học cũng như bàn bạc,
    trao đổi trực tiếp với các cán bộ nghiệp vụ tại ngân hàng kết hợp với thực tế công
    việc bản thân là một cán bộ nghiệp vụ tài trợ thương mại tại ngân hàng Đầu tư và
    phát triển TP HCM.

    Kết cấu của đề tài.
    Nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua 3 phần chính như sau:

    Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động tài trợ xuất khẩu của ngân hàng
    thương mại.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại nhà
    nước trên địa bàn TP HCM.
    Chương 3: Giải pháp đa dạng hóa hình thức tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng
    thương mại nhà nước trên địa bàn TP HCM.

    Với kết cấu 03 chương như trên, luận văn đã cố gắng thể hiện phần lý luận,
    phân tích đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu, trên cơ sở đó đề xuất một
    số giải pháp phát triển đa dạng các hình thức tài trợ xuất khẩu phù hợp với đặc điểm
    kinh doanh của ngân hàng và khách hàng, góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả
    hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn TP
    HCM.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...