Luận Văn Giải pháp cơ bản thúc đẩy xuất khẩu chè của tổng công ty .

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY .

    GIẢI PHÁP CƠ BẢN THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỔNG CÔNG TY .

    I. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI.
    1. Định hướng của Nhà nước cho sản xuất và XK chè đến năm 2010.
    1.1. Một số mục tiêu:
    - phát triển sản xuất chè để phục vụ đủ nhu cầu trong nước và tăng kim ngạch XK lên khoảng 200 triệu USD/năm.
    - phát triển chè ở nơi có điều kiện, ưu tiên phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc, từ năm 2000 - 2005, xây dựng thêm 3 vườn chè chuyên canh tập trung với năng suất và chất lượng cao tại Mộc Châu (Sơn La), Phong Thổ (Lai Châu), Than Uyên (Lào Cai).
    - Nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao động.


    Biểu 6: Các chỉ tiêu phát triển chè cả nước.
    1999 2000 2005 2010
    Diện tích chè cả nước (ha) 77.142 81.692 104.000 104.000
    Diện tích chè kinh doanh (ha) 70.192 70.192 92.500 104.000
    Diện tích chè trồng mới( ha) 4.350 4.550 2.800 -
    NS bình quân (tấn tươi/ha) 3,82 4,23 6,1 7,5
    Sản lượng búp tươi (tấn) 268.200 297.600 490.000 665.000
    Sản lượng chè khô (tấn) 59.600 66.000 108.000 147.000
    Sản lượng XK (tấn) 37.000 42.000 78.000 110.000
    Kim ngạch XK (triệu USD) 50 60 120 200
    Nguồn: Kế hoạch sản xuất chè 1999 - 2000 và định hướng phát triển chè đến 2005 - 2010 (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn).

    1.2. Những phương hướng cụ thể:
    1.2.1. Về sản xuất nông nghiệp:
    Quy hoạch vùng nguyên liệu, tập trung phát triển chè tại 8 tỉnh phía Bắc: Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lài Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lâm Đồng. Viện nghiên cứu chè hỗ trợ các đơn vị nhân giống và đưa nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào các vườn chè để cải tiến chất lượng chè xuất khẩu. tăng tỷ lệ giống mới có chất lượng cao trong cơ cấu nguyên liệu. Cải tạo đất bằng cách bón phân hữu cơ tổng hợp phù hợp với loại đất. Đưa công cụ vào canh tác nông nghiệp tại các đơn vị của Tổng công ty rồi phổ biến rông ra. Trong 2 năm 1999 - 2000 đầu tư 34,41 tỷ đồng tưới cho các vườn chè tập trung có điều kiện về nguồn nước ở 9 tỉnh.
    1.2.2. Về sản xuất công nghiệp:
    Đầu tư cải tạo nâng cấp 20% số cơ sở chế biến công nghiệp trong năm 1999 - 2000. Xây dựng thêm 180 nhà máy chế biến công suất 12 tấn/ngày. Đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chè công suất 350 - 500 tấn/năm để chế tạo phụ tùng và thiết bị lẻ phục vụ cho sửa chữa, nâng cấp các nhà máy cũ.

    Biểu 7: Nhu cầu vốn đầu tư

    1999 - 2000 2001 - 2005 2006- 2010 Tổng vốn
    Tổng vốn từng đoạn 792,202 3640,320 970,800 5.403,322
    Đầu tư cho công nghiệp 555,987 1508,410 43,150 2.207,547
    Đầu tư cho nông nghiệp 236,215 2131,910 927,650 3295,775
    Nguồn: Kế hoach XK chè 1999 - 2000 và định hướng phát triển chè đến 2005 - 2010 (Bộ NN & PTNT).

    1.2.3. Về xuất khẩu:
    Tiếp tục giữ vững thị trường XK hiện có mở ra các thị trường mới bằng việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Đa dạng hoá sản phẩm tổng hợp có chè và khai thác triệt để các sản phẩm từ đất chè.
    1.2.4. Về con người:
    Nhu cầu đến năm 2010 là 1000 kỹ sư nông nghiệp và 9000 kỹ sư chế biến. Vì vậy phải đào tạo bổ sung 360 người, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho 216 người, tập huấn khuyến nông cho 200.000 người.
    1.2.5. Trách nhiệm của Tổng công ty chè Việt Nam:
    Nắm vững thị trường XK để hướng ra người sản xuất làm ra các sản phẩm hợp thị hiếu người tiêu dùng. Giữ vững và phát triển bạn hàng. Bao tiêu toàn bộ sản phẩm, nhận uỷ thác và tạo điều kiện cho các đơn vị trực tiếp XK. thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất về KHKT, tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở các khu vực và trên Thế giới để người làm chè có cách xử lý sản phẩm của mình, đảm bảo sản xuất có lợi nhất.
    Cung cấp máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, các qui trình, quy phạm công - nông nghiệp, những sáng kiến, phát minh về chè. Phụ trách công tác nghiên cứu KHKT và phổ biến kết quả nghiên cứu cho người làm chè. Cung cấp 100% các loại giống chè mới và tốt cho các địa phương.
    Tìm các nguồn vốn để hỗ trợ hay đầu tư một phần cho người làm chè. ứng trước thiết bị cho các vùng có khó khăn và thu hồi bằng sản phẩm. Tổ chức chế biến sản phẩm từ chè búp tươi hoặc tinh chế chè khô để nâng giá của sản phẩm tạo thêm lợi nhuận đầu tư cho phát triển chè.
    Đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân tay nghề cao cung cấp cho các cơ sở, các vùng chè trong cả nước.
    Làm đầu mối hợp tác quốc tế để thu hút vốn, thiết bị, công nghệ vào ngành chè.

    2. Mục tiêu của Tổng công ty.
    2.1. Các mục tiêu.

    Biểu 8: Các chỉ tiêu phát triển chè của Tổng công ty đến 2010.
    Đến 2000 Đến 2010
    Diện tích chè (nghìn ha) 8,15 10,00
    Diện tích chè kinh doanh (nghìn ha) 6,61 10,00
    Năng suất bình quân (tấn tươi/ha) 7,5 10,0
    Sản lượng chè búp tươi (nghìn tấn) 112 180
    Tổng sản phẩm chè khô (nghìn tấn) 25 40
    Sản lượng chè xuất khẩu (nghìn tấn) 15 25
    Tổng giá trị sản phẩm chè (tỷ đồng) 932,3 1.986
    Kim ngạch xuất khẩu chè (USD) 30 65
    Thu nhập của người lao động (nghìn đồng/tháng) 500 1.000
    Nguồn: Chương trình phát triển sản xuất kinh doanh-Tổng công ty chè Việt Nam
    2.2. Các giải pháp cơ bản.
    2.2.1. Về sản xuất nông nghiệp: Thâm canh diện tích chè hiện có. Tiếp tục trồng đủ cây bóng mát, cây phân xanh trên toàn bộ diện tích chè. cày đất làm cỏ, bón phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh đạt 5 tấn/ha/năm. Tiến hành thu mua chè búp tươi với giá 1600 - 1800 đồng/kg. Nhân nhanh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt như: 777, LĐP1, LĐP2, Shan . Trồng mới chọn loại đất tốt, thực hiện quy trình làm đất như của Nhật Bản, trồng giống đặc sản và thâm canh ngay từ đầu để đạt năng suất 12 - 18 tấn/ha.
    2.2.2. Về sản suất công nghiệp: Bổ xung dàn héo tự nhiên, hiện đại hoá máy vò, các phòng lên men, thay bộ phận phun ẩm bằng phun sương. Hiện đại hoá khâu hút bụi, lò nhiệt. Xây dựng mới 20 nhà máy với tổng công suất 360 tấn/ngày, công suất tối đa 12 tấn/ngày với phía Bắc và 24 tấn/ ngày với phía Nam. Xây dựng, bổ xung và hoàn chỉnh công nghệ chế biến các loại chè. Nghiên cứu quy trình bảo quản để giữ chất lượng và không làm tăng độ ẩm chè.

    Biểu 9: Nhu cầu vốn đầu tư.
    (Đơn vị: tỷ đồng)
    1999 - 2000 2001 - 2010 Tổng số
    Tổng số vốn từng giai đoạn 178,13 553,58 731,71
    Đầu tư cho công nghiệp 100,66 363,15 463,81
    Đầu tư cho nông nghiệp 77,47 190,43 267,90
    Nguồn: Chương trình phát triển sản xuất kinh doanh-Tổng công ty chè Việt Nam

     
Đang tải...