Luận Văn Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 28/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỜI NÓI ĐẦU








    Hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu là mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia nhằm khai thác được lợi thế của từng quốc gia, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định từng bước nâng cao mức sống của nhân dân.
    Đối với Việt Nam hoạt động xuất nhập khẩu có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có như vậy Việt Nam mới có điều kiện mở rộng ra bên ngoài, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và ổn định đời sống nhân dân. Đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng vươn lên hoàn thiện mình.
    Là một công ty chuyên ngành xuất nhập khẩu, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã đóng góp một phần đáng kể trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước . Công ty đang trong giai đoạn đẩu của cổ phần hoá nhưng công ty đã từng bước khẳng định hơn nữa vị trí của mình,
    Với vị thế quan trọng của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế em đã chọn đề tài “Giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu ở công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lạng Sơn” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

    PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯONG MẠI




    1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.


    Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả có thể đứng trên góc độ khác nhau để xem xét.Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hiệu số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.Trên góc độ này mà xem xét thì phạm trù hiệu quả có thể đồng nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa cáo hay thấp là tuỳ thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
    Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng lẻ để xem xét thì hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh doanh xuất khẩu hàng hoá.Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt được hiệu quả cao hay thấp. Biểu hiện của hiệu quả là lợi ích mà thước đo cơ bản của lợi ích là “Tiền”. Vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý là phải biết kết hợp hài hoà giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa lợi ích trung ương và lợi ích địa phương, giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước.
    2. Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.


    Hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, vừa là một phạm trù cụ thể, vừa là phạm trù trừu tượng, nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh, nếu là phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Có thể nói rằng phạm trù hiệu quả là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.Trên các nội dung vừa phân tích ta có thể chia hiệu quả thành hai loại :
    * Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì có phạm trù hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả kinh doanh.
    * Nếu đứng trên phạm vi xã hội và nền kinh tế quốc dân để xem xét thì có hiệu quả kinh tế xã hội.

    Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chỉ có doanh nghiệp nhà nước mới đủ điều kiện thực hiện được hai loại hiệu quả trên, còn các doanh nghiệp thuộc các loại thành phần kinh tế khác chỉ chạy theo loại hiệu quả kinh tế. Đứng trên góc độ này mà xem xét thì, sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hiện nay là một yếu tố khách quan.
    Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp dạt được trong các trường hợp sau :
    Kết quả tăng chi phí giảm


    Kết quả tăng chi phí tăng, nhưng tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh. Trường hợp thứ hai diễn ra chậm hơn và trong sản xuất kinh doanh có những lúc chúng ta phải chấp nhận:
    Thời gian đầu tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của kết quả sản xuất kinh doanh, nếu không thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Trường hợp này diễn ra vào các thời điểm khi chúng ta đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng hoặc là phát triển thị trường mới Đây chính là một bài toán cân nhắc giữa việc kết hợp lợi ích trước mắt và lâu dài.
    Thông thường thì mục tiêu tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện tối thiểu nhất là các hoạt động kinh doạnh của doanh nghiêp phải tạo ra lợi nhuận về tiêu thụ hàng hoá, đủ bù đắp chi phí đã chi ra để sản xuất hàng hoá. Còn mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi quả trình sản xuất kinh doanh vừa đảm bảo bù đắp chi phí đã bỏ ra vùa có tích luỹ để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất. Đây là mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
    Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế cơ bản biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh trong từng thời kỳ .
    3. Nội dung của hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa và các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả kinh doanh xuất khẩu hàng hóa.

    3.1. Nghiên cứu thị trường


    Vấn đề nghiên cứu thị trường là một việc làm đầu tiên và quan trọng đối với bất cứ một công ty nào muốn tham gia vào thị trường thế giới. Thị trường thế giới là những thị trường đa dạng có nhiều điểm khác biệt so với thị trường trong nước như tập quán, văn hoá, luật pháp, hành vi người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng là tìm hiểu triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, so sánh phân tích số liệu đó và rút ra kết luận. Những quyết định này sẽ giúp cho các nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch Marketing. Công tác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phương châm hành động “ chỉ bán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”. Công tác nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp các vấn đề như đặc điểm của hàng hoá, nhu cầu thị trường, các nguồn cung cấp chủ yếu của các đối thủ cạnh tranh từ đó xác định khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Khi nghiên cứu thị trường các doanh nghiệp phải chú ý phân tích một số vấn đề sau




    Nước nào là thị trường có triển vọng nhất đối với công ty?


    Thị trường đó cần mặt hàng gì ?, mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ nhiều nhất ?, mặt hàng đó đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sống
    Tình hình sản xuất mặt hàng đó ra sao ?


    Dung lượng thị trường ?


    Sản phẩm cần có thích ứng gì đối với những đòi hỏi của thị trường ?


    Nên chọn phương pháp bán nào cho phù hợp ?


    Mạng lưới tiêu thụ và phương pháp tiêu thụ ?


    Khi thực hiện nghiên cứu thị trường người nghiên cứu thường sử dụng hai loại thông tin:
    Thông tin sơ cấp (Primary information): là những thông tin mà thu thập trực tiếp từ khách hàng bằng các phương pháp chủ yếu sau
    Điều tra Quan sát Phỏng vấn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...