Tiểu Luận Giải pháp cơ bản kiện toàn tổ chức của hệ thống chính trị ở nước ta

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn kiện Đại hội XI nêu yêu cầu tổng quát :

    “ Tiếp tục xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Sớm tổng kết việc thực hiện sáp nhập một số ban, bộ, ngành Trung ương để có chủ trương phù hợp. Kiện toàn, nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, nhất là ở cấp chiến lược”.

    1. Đối với các tổ chức đảng

    Tổng kết đánh giá đúng thực trạng, đề ra các giải pháp củng cố và đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức đảng, nhất là đảng đoàn, ban cán sự đảng. Tập trung chỉ đạo, củng cố những tổ chức đảng yếu kém; kịp thời kiện toàn cấp uỷ và tăng cường cán bộ ở nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mắt đoàn kết. Coi trọng đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, tổ chức đảng. Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, từ sinh hoạt chi bộ, các cấp uỷ đến Ban Chấp hành Trung ương. Chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt đảng.

    2. Đối với Quốc hội

    Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhằm thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Hoàn thiện cơ chế bầu cử đại biểu Quốc
    hội để cử tri lựa chọn và bầu những người thực sự tiêu biểu vào Quốc hội. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng cường hợp lý số đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Tổ chức lại một số uỷ ban của Quốc hội theo hướng chuyên
    sâu hơn. Cải tiến, nâng cao chất lượng đại biểu hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và đoàn đại biểu Quốc hội. Đổi mới quy trình xây dựng luật, tiếp tục giảm việc ban hành pháp lệnh.

    Trọng tâm là tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, đổi mới quy trình xây dựng luật, nâng cao chất lượng luật, pháp lệnh mới ban hành. Bảo đảm để Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước, làm tốt chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, quyết định và phân bổ ngân sách Nhà nước hoàn thiện quy chế về vai trò, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ba cấp. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

    3. Đối với Chủ tịch nước

    Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn nguyên thủ quốc gia theo quy định của Hiến pháp, thay mặt Nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống lĩnh lực lượng vũ trang; quan hệ giữa Chủ tịch nước với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; xây dựng Luật về Chủ tịch nước.

    4. Đối với Chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước
    Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực, hiệu quả; tổ chức tinh gọn, hợp lý, tăng cường tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...