Luận Văn Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại ho

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta nói chung và ở miền núi nói riêng từ trước đổi mới là một nền nông nghiệp mang đậm nét tự cấp tự túc, năng suất lao động thấp, sản lượng sản phẩm nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước, phải nhập khẩu một lượng lương thực lớn. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đối với nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu từ chỉ thị100 của Ban bí thư Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (13/11/1991) và sau đó là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị.Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (5/4/1988). Nghị quyết Đại hội VII, Đại hội VIII, và Đại hội IX của Đảng đã tạo ra cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn từ chỗ tự cấp, tự túc ở nhiều vùng chuyển sang sản xuất hàng hoá với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp,nông thôn phù hợp với tiềm năng,lợi thế của từng vùng.
    Nhìn lại chính sách của Đảng và Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp, nông thôn những năm qua có thể thấy nội dung quan trọng số một, được đề cấp đến nhiều nhất đó là những chính sách giải pháp nhằm tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần tăng hiệu quả sản xuất và năng suất lao động ở nông thôn.
    Đại hội đại biểu lần thứ VIII của Đảng, Đảng ta cũng đã xác định : Cần phải góp phần “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có hiệu qủa. Trên cơ sở đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực, chủ yếu là lúa, mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, tăng nhanh đàn gia súc, gia cầm phát triển kinh tế biển, đảo, kinh tế rừng. Khai thác có hiệu quả tiềm năng của nền nông nghiệp sinh thái, tăng nhanh sản lượng hàng hoá gắn với công nghệ chế biến và xuất khẩu, mở rộng thị trường nông thôn tăng thu nhập của nông dân”. Vì thế có thể khẳng định vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển nông thôn nói riêng và đối với sự phát triển của kinh tế nước ta nói chung, là yêu cầu cần thiết để phát triển đời sống kinh tế xã hội vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa .
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sẽ cho phép phát triển những cây trồng, con vật nuôi có tính chất mũi nhọn, ngoài đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm ở trong vùng còn mở rộng ra thị trường trong nước, xuất khẩu, từng bước khẳng định chỗ đứng của hàng hoá nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở cung cấp các tiền đề như vốn lao động, nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp phát triển và việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá bản thân ngành nông nghiệp.
    Xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đối với thực tiễn quản lí kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở huyện Yên Bình ( Yên Bái ) trên cơ sở đó em chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng Công nghiệp hoá - hiện đại hoá huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...