Thạc Sĩ Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh hóa có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 28/7/16.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài
    Trong số các đô thị ven biển nước ta, các đô thị miền trung là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó là tác động của biến đổi khí hậu trong đó ảnh hưởng rõ ràng nhất là mực nước biển dâng và sự cực đoan của thời tiết. Chính vì vậy, việc tiến hành lập các đồ án quy hoạch đối với các đô thị này cần được xem xét ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là các dự báo, các kịch bản của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
    Vùng tỉnh Thanh Hóa có chiều dài bờ biển khoảng 100Km với các đô thị được định hướng là đô thị lớn của Tỉnh như Nghi Sơn, Sầm Sơn, Còng, Bắc Ghép. Các đô thị này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như chế độ hải văn của biển, chế độ thủy văn của các sông như sông Mã, sông Ghép. Ngoài các sông trên, khu vực này còn chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của các hồ chứa như hồ Yên Mĩ, hồ Hao Hao, hồ Cửa Đặt
    Trong những năm qua, các đô thị ven biển tỉnh Thanh Hóa đã phải gánh chịu nhiều cơn bão và lũ lụt lớn, gây thiệt hại nhiều về người và của. Lũ lụt, mưa bão đã phá hủy hàng loạt các công trình xây dựng, các công trình phòng chống lụt, bão cũng như các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị. Để khắc phục, sửa chữa các công trình này tỉnh Thanh Hóa đã phải tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
    Để đối phó với xu thế biến đổi khí hậu như hiện nay, với những diễn biến ngày càng phức tạp của thời tiết, các đô thị ven biển Thanh Hóa trong đó có thị xã Sầm Sơn cần có các giải pháp đồng bộ và cụ thể mang tính khả thi cao. Đó là các giải pháp quy hoạch, giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cũng như nguồn vốn đầu tư lớn đề nâng cấp và xây mới hệ thống bảo vệ đô thị như đê sông, đê biển, hồ chứa . Các công trình được xây dựng trên cơ sở các dự báo dài hạn về biến đổi khí hậu cũng như phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của các đô thị này trong tương lai.
    Chính vì vậy đề tài nghiên cứu: “Giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh hóa có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” là cần thiết và mang tính thực tiễn hiện nay.
    Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
    - Đánh giá các khu vực có khả năng ngập lụt, úng do ảnh hưởng của thủy văn các sông Mã.
    - Đánh giá các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều cường và nước biển dâng cũng như khả năng thích ứng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu của các công trình chuẩn bị kỹ thuật, các công trình bảo vệ bờ biển.
    - Đề xuất giải pháp chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa có tính đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật đô thị có tính đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
    - Phạm vi nghiên cứu: Khu vực Sầm Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
    Nội dung nghiên cứu
    - Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật, tổng quan về việc phòng chống ngập lụt và nước biển dâng cho thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hóa
    - Nghiên cứu các yếu tố tác động, gây ngập lụt như mưa, triều, lũ, nước biển dâng theo dự báo (kịch bản) của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được Nhà nước phê duyệt.
    - Đề xuất các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật phòng chống lũ lụt cho Khu vực Sầm Sơn nói riêng và đưa ra một số giải pháp, cảnh báo chuyên gia cho công tác xây dựng tại một số khu vực đô thị ven biển Thanh Hóa như khu vực ven biển Thanh Hóa như vùng huyện Tĩnh Gia, khu vực Bắc Ghép (Quảng Xương) nói chung.
    Phương pháp nghiên cứu
    - Điều tra, khảo sát hiện trạng, thu thập số liệu, tài liệu.
    - Đánh giá, phân tích, xủ lý tài liệu thu thập được.
    - Phương pháp kế thừa kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học đã được thực hiện, các dự án có liên quan đã và đang triển khai.
    - Tổng hợp kết quả phân tích, đối chiếu kinh nghiệm trong và ngoài nước, đề xuất giải pháp.
    Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Các giải pháp đề xuất của luận văn là cơ sở cho việc lập quy hoạch Quy hoạch Xây dựng nói chung và triển khai kế hoạch hành động phòng chống thiên tai bão lũ có hiệu quả của các đô thị ven biển tỉnh Thanh Hóa ứng phó với biến đổi khí.
    Cấu trúc luận văn

    MỤC LỤC
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Danh mục các hình vẽ
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 4
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ KỸ THUẬT THỊ XÃ SẦM SƠN TỈNH THANH HÓA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 4
    1.1. Khái quát về thị xã Sầm Sơn - Thanh Hóa 4
    1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
    1.1.2 Điều kiện về kinh tế xã hội 11
    1.1.3 Hiện trạng sử dụng đất và các công trình hạ tầng xã hội 12
    1.1.4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 16
    1.2 Hiện trạng BĐKH tại khu vực Sầm Sơn - Thanh Hóa 24
    1.2.1 Về nhiệt độ 25
    1.2.2 Về lượng mưa: 25
    1.2.3 Về tình hình bão 26
    1.2.4 Về tình hình lũ 26
    1.2.5 Về tình hình hạn hán, ngập mặn, xâm thực nước biển 27
    1.3 Tác động của BĐKH tới công tác Chuẩn bị kỹ thuật đối với Sầm Sơn 28
    1.3.1 Đối với cao độ nền xây dựng: 28
    1.3.2 Đối với hệ thống thoát nước mưa: 29
    1.3.3 Đối với các công trình bảo vệ đô thị: 30
    CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO THỊ XÃ SẦM SƠN CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 32
    2.1 Đặc điểm, tính chất của mưa, lũ, triều và hiện tượng nước biển dâng 32
    2.1.1 Mưa và các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ mưa: 32
    2.1.2 Chế độ thủy văn và dòng chảy lũ thiết kế 34
    2.1.3 Chế độ triều, thủy văn vùng ảnh hưởng triều và đặc trưng thủy văn thiết kế vùng cửa sông: 36
    2.1.4 Các đặc trưng vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn vùng cửa sông và ảnh hưởng của thủy triều: 38
    2.1.5 Tổ hợp bất lợi mưa, triều, lũ và nước biển dâng do bão: 40
    2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật khu dân cư phòng chống lũ lụt. 41
    2.2.1 Nguyên tắc chung: 41
    2.2.2 Nguyên tắc trong quy hoạch chuẩn bị kỹ khu dân cư phòng chống lũ lụt và triều cường: 42
    2.3. Các văn bản quy phạm về hạ tầng kỹ thuật đô thị và phòng chống thiên tai ở nước ta 44
    2.4. Định hướng quy hoạch xây dựng thị xã Sầm Sơn 46
    2.4.1 Định hướng phát triển không gian đô thị: 46
    2.4.2 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: 51
    2.5. Phân loại các biện pháp ứng phó với BĐKH 56
    2.5.1 Nhóm các biện pháp phòng ngừa 56
    2.5.2 Nhóm các biện pháp chống lại ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt, triều dâng: 56
    2.5.3 Nhóm các biện pháp biến đổi để thích ứng: 57
    2.5.4 Nhóm các biện pháp di rời tới nơi an toàn: 57
    2.6 Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam 58
    2.6.1 Giới thiệu chung về bối cảnh và quá trình xây dựng kịch bản 58
    2.6.2 Nội dung cơ bản của kịch bản 59
    2.6.3 Kịch bản BĐKH cho khu vực Thanh Hóa 61
    2.7 Kinh nghiệm trong và ngoài nước với công tác quy hoạch xây dựng ứng phó với BĐKH và nước biển dâng 63
    2.7.1 Kinh nghiệm trong nước 63
    2.7.2 Kinh nghiệm ngoài nước: 65
    CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO THỊ XÃ SẦM SƠN CÓ TÍNH ĐẾN ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 68
    3.1 Một số đề xuất tính toán. 68
    3.1.1. Tính toán xác định cao độ nền xây dựng tối thiểu 68
    3.1.2. Tính toán xác định cao độ xây dựng đê ven biển trong trường hợp bất lợi: 77
    3.1.3. Tính toán mạng lưới thoát nước mưa, xác định công xuất trạm bơm nước mưa cục bộ trên tuyến thoát nước: 83
    3.2. Xác định ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng theo kịch bản BĐKH tới tính toán lựa chọn cao độ xây dựng nền tối thiểu. 86
    3.2.1. Xác định ảnh hưởng của mức độ thay đổi lượng mưa theo kịch bản BĐKH đến cao độ nền xây dựng tối thiểu: 86
    3.2.2. Xác định ảnh hưởng của nước biển dâng theo kịch bản BĐKH đến việc tính toán lựa chọn cao độ xây dựng đê biển: 89
    3.3. Xác định mối quan hệ giữa cốt nền xây dựng với hồ điều hòa và đê chắn lũ và đê chắn sóng trên biển áp dụng cho từng khu vực xây dựng. 90
    3.4. Đề xuất các giải pháp quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho thị xã Sầm Sơn có tính đến ảnh hưởng của BĐKH. 92
    3.4.1. Quy hoạch chiều cao và thoát nước mưa. 92
    3.4.1. Quy hoạch hệ thống đê ngăn lũ và chắn sóng cho khu vực. 94
    3.5. Sử dụng hồ điều hòa có khả năng tích nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt 97
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
    TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤC LỤC
     
Đang tải...