Thạc Sĩ Giải pháp chủ yếu về tín dụng ngân hàng để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh vĩnh long.

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH:

    1.1. VAI TRÒ CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP CNH, HĐH:

    1.1.1. Sự nghiệp CNH, HĐH:

    1.1.1.1. Khái niệm về CNH, HĐH:
    CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất
    kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là
    chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và
    phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
    Như vậy, thực chất của CNH, HĐH là quá trình tạo ra những tiền đề vật
    chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện, phương pháp – những yếu tố
    cơ bản của lực lượng sản xuất cho Chủ nghĩa xã hội.
    1.1.1.2. CNH, HĐH là sự phát triển tất yếu:
    Mỗi một phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập và phát triển
    dựa trên một cơ sở vật chất-kỹ thuật phù hợp với nó. Cơ sở vật chất kỹ thuật của
    một phương thức sản xuất xã hội là tổng thể hữu cơ các yếu tố vật chất của lực
    lượng sản xuất đạt được trong những điều kiện lịch sử nhất định của tiến bộ khoa
    học kỹ thuật và công nghệ, dựa trên đó là lực lượng lao động của xã hội đó sản
    xuất ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
    Sau cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, Việt Nam xây dựng mô hình đi lên
    chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì nhất thiết phải
    tiến hành CNH, HĐH. Vì CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
    các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng
    sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
    công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất cao. Cụ
    thể:
    CNH, HĐH là con đường tạo ra lực lượng sản xuất mới nhằm khai thác và
    phát huy tốt nhất các nguồn lực bên trong và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên

    ngoài. Mỗi bước của tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một bước tăng
    cường cơ sở vật chất-kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đồng thời là một bước củng cố
    và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN, làm cho nền sản xuất XHCN không ngừng
    phát triển, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân không ngừng được
    nâng cao.
    Trong tiến trình CNH, HĐH thì kinh tế nhà nước phải luôn giữ vai trò chủ
    đạo, nâng cao khả năng tích lũy, khả năng tái sản xuất mở rộng và giải quyết việc
    làm. CNH, HĐH sẽ phát huy đầy đủ lợi thế của nước ta
    Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập , tự chủ, đủ
    sức tham gia có hiệu quả vào phân công và hợp tác quốc tế. Đồng thời tăng cường
    khả năng quốc phòng, an ninh của quốc gia.
    Như vậy, Việt Nam với xuất phát từ một nền sản xuất nhỏ, nền nông nghiệp
    lạc hậu, năng suất lao động thấp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, để thực hiện
    mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì chỉ có
    con đường tiến hành CNH, HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy, CNH,
    HĐH không chỉ là quá trình mang tính tất yếu, khách quan mà còn là một đòi hỏi
    cấp bách.
    1.1.1.2. Vận dụng CNH-HĐH phát triển kinh tế:
    Đảng ta khẳng định muốn có thực lực kinh tế đủ mạnh thì nhất thiết phải đẩy
    mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển tri thức, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. Có
    thực hiện CNH, HĐH thì mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH và đưa nước
    ta sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển và vươn lên trở thành một nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại.
    Sau 20 năm đổi mới nền kinh tế và thực hiện CNH, HĐH chúng ta đã đạt
    được những thành tựu to lớn, đã có sự thay đổi cơ bản và toàn diện trên các lĩnh
    vực, trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm để đổi mới và phát triển chính trị, văn
    hóa, xã hội. Quan điểm, chỉ đạo theo hướng đổi mới của Đảng về kinh tế đã góp
    phần đưa nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, tốc độ tăng trưởng khá cao và
    phát triển tương đối toàn diện.
    - Về kinh tế:
    Đẩy mạnh CNH, HĐH nền kinh tế đất nước phải gắn với với phát triển
    kinh tế tri thức để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước.
    Sự tăng trưởng của nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH đã góp phần cải
    thiện các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy-tiêu dùng, thu-chi
    ngân sách, ), ổn định tương đối kinh tế vĩ mô.
    Thực hiện bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, nghề tùy theo lợi
    thế của mỗi vùng, mỗi ngành; đồng thời kết hợp những công nghệ mới, tiên tiến;
    tham gia tích cực, chủ động hoạt động đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế “Thực
    hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hợp tác và phát triển; chính
    sách đối ngoại mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, đồng
    thời chủ động hợp tác trên các lĩnh vực khác, tham gia vào tiến trình hợp tác quốc
    tế và khu vực” (ĐH Đảng toàn quốc lần thứ X).
    Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động gắn liền với quá trình chuyển dịch
    cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế; giảm tỷ trọng lao động làm việc trong
    nhóm ngành nông, lâm nghiệp-thủy sản và tăng tỷ lệ lao động trong ngành công
    nghiệp, dịch vụ
    CNH, HĐH với điều kịên cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo, trình độ tổ
    chức quản lý và trình độ tay nghề người lao động chưa cao thì cần chú trọng phát
    triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    Trong những năm đổi mới về kinh tế, nước ta thu được những thành tựu lớn
    trên lĩnh vực kinh tế; song vẫn còn những yếu, kém: tăng trưởng kinh tế chưa
    tương xứng với khả năng; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
    kém; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, mang tính tự phát;
    - Các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội trong công cuộc CNH, HĐH mặc dù
    còn những mặt hạn chế nhất định nhưng cũng thu được nhiều thành quả:

    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CNH-HĐH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG:

    2.1.VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ–XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

    2.1.1. Giới thiệu khái quát về tình Tỉnh Vĩnh Long:
    Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
    nhiên 1.475,20 km2
    , chiếm 0,44% diện tích của cả nước.
    Dân số của Tỉnh ở thời điểm tháng 12/2005 là 1.055.310 người, chiếm gần
    1,3% dân số của cả nước, trong số này, có gần 70% trong độ tuổi lao động. Toàn
    Tỉnh có một thị xã, 6 huyện gồm 107 xã, phường.
    Tỉnh Vĩnh Long là Tỉnh nằm trên trục giao thông quan trọng cả thủy lẫn bộ
    nối các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, thành phố Cần Thơ với Vùng kinh tế trọng
    điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông nam bộ, có
    Quốc lộ 1A đi ngang qua Tỉnh, Quốc lộ 80 và 57 chạy trong địa bàn tỉnh tạo điều
    kiện thuận lợi về giao thông để phát triển SX và các loại hình dịch vụ. Cảng Vĩnh
    Thái có khả năng tiếp nhận tàu từ 1.000-3.000 tấn đi Campuchia và các nước trong
    khu vực. Là Tỉnh nằm giữa hai con sông lớn nhất vùng: sông Tiền và sông Hậu, là
    những yếu tố quan trọng trong giao lưu kinh tế, vận chuyển hàng hóa, mở rộng thị
    trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư của các vùng, các nước trong khu
    vực và trên thế giới.
    2.1.2. Tình hình CNH-HĐH Tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 1995 - 2005:
    Từ Đại hội đại biểu tỉnh Vĩnh Long lần thứ VI (1996-2000), nghị quyết Đại
    hội được xây dựng theo đường lối đổi mới của Đảng, mở đầu thời kỳ CNH, HĐH;
    mở ra bước ngoặt mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà theo định
    hướng XHCN, đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần VII (2001-2005) và lần
    VIII (2005-2010), sau 15 năm tập trung thực hiện phát triển kinh tế-xã hội theo


    Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ TDNH ĐỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG.

    3.1. QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG
    NGHIỆP CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2006 – 2010:

    3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn phát triển công nghiệp Tỉnh Vĩnh Long
    giai đoạn 2006-2010:

    3.1.1.1. Những thuận lợi:
    - Vĩnh Long với những thuận lợi về giao thông (như đã trình bày 2.1.1 của
    chương 2) đã tạo nên lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
    phẩm và thu hút vốn đầu tư, song cũng là thách thức lớn với Tỉnh trong cạnh tranh
    thu hút vốn đầu tư và chiếm lĩnh thị trường.
    - Là Tỉnh đông dân cư, nguồn lao động dồi dào, dự báo đến năm 2010 có
    1.094.000 người với 660.000 lao động. Đây vừa là thị trường rộng vừa có tiềm năng
    lớn để phát triển đa dạng các loại hình tổ chức sản xuất CN.
    - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp tạo ra
    nguồn nông thủy sản hàng hóa dồi dào cho phát triển CN. Có nguồn đất sét tương
    đối lớn dùng cho sản xuất gạch ngói, gốm mỹ nghệ. Nguồn cát sông tương đối lớn
    đảm bảo cho sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp trong xây dựng.
    - Môi trường trong nước thuận lợi, cả nước đang bước vào thời kỳ CNH,
    HĐH, chính sách đổi mới mở rộng nhiều cơ hội thuận lợi cho phát triển CN của
    vùng ĐBSCL cũng như của Vĩnh Long. Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư
    trong nước đã được ban hành, nhất là Nghị quyết Trung ương khóa VIII đã khẳng
    định cần phải phát huy nội lực và tiềm năng trong nước gắn với đầu tư để phát triển
    sản xuất. Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Nhà nước, tỉnh Vĩnh Long cũng đã
    ban hành một số chính sách ưu tiên như: chính sách đầu tư vào khu CN tập trung,
    miễn giảm thuế đất, miễn giảm thuế doanh nghiệp, để thu hút vốn đầu tư, tạo điều
    kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Tỉnh.
    - Bước đầu thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo
    Nghị quyết tỉnh Đảng bộ đã có tác dụng kích thích sự phát triển kinh tế, đồng thời
    các quy hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện xây dựng
    phát triển vùng nguyên liệu cho CN chế biến.
    - Hệ thống kỹ thuật hạ tầng: giao thông, điện, bưu chính viễn thông tương
    đối phát triển là tiền đề quan trọng cho đầu tư phát triển trong hiện tại và tương lai.
    - Quy hoạch hệ thống các khu CN tập trung và các làng nghề truyền thống
    (ở Long Hồ, Mang Thít, thị xã Vĩnh Long) của Tỉnh tương đối hoàn chỉnh và phân
    bố dọc theo tuyến giao thông là cơ sở cho phát triển toàn diện kinh tế – xã hội.
    Bên cạnh những thuận lợi, Vĩnh Long gặp nhiều khó khăn trong quá trình
    phát triển kinh tế xã-xã hội cũng như phát triển ngành CN.
    3.1.1.2. Những khó khăn:
    - Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật ngành CN thiếu về số lượng, yếu về
    chất lượng, phần lớn thuộc loại CN lạc hậu, cũ kỹ. Một số sản phẩm CN sản xuất
    ra giá thành còn cao, chất lượng kém không đủ sức cạnh tranh.
    - Phát triển CN giữa các vùng trong Tỉnh có sự chênh lệch đáng kể. CN tập
    trung vào một số đô thị, khu tập trung dân cư gần các trục lộ giao thông. Đối với
    CN nhỏ và cực nhỏ-CN nông thôn chưa được định hướng rõ. Cơ sở hạ tầng (giao
    thông, điện, nước, ) chậm phát triển và chưa đồng bộ, đang trong quá trình hoàn
    thiện, thời tiết lũ lụt thường xuyên xảy ra đang làm hạn chế đến phát triển kinh tế
    xã hội nói chung cũng như phát triển CN nói riêng. Những hạn chế trên cho thấy,
    trong những năm tới phát triển CN Vĩnh Long vẫn tập trung một số khu, cụm CN
    đã có.
    - Những khuyết tật của cơ chế quản lý cũ (bao cấp) vẫn chưa được khắc
    phục triệt để. Nền kinh tế nói chung và CN Vĩnh Long nói riêng khi chuyển sang
    cơ chế thị trường còn thiếu đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi, có trình độ,
    năng động, sáng tạo.

    - Điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ
    yếu trong GDP (năm 2005 trên 53%), CN còn nhỏ bé chưa phát triển tương xứng
    với tiềm năng của địa phương. Vốn đầu tư phát triển nói chung cũng như vốn
    TDNH còn ít, do đó chưa phát huy hết nội lực – đây cũng là thách thức lớn đối với
    phát triển CN Vĩnh Long.
    - CN Vĩnh Long chịu sức ép cạnh tranh: liền kề với trung tâm CN lớn
    của vùng ĐBSCL (Cần Thơ), đặc biệt là không xa vùng trọng điểm kinh tế phía
    Nam (TPHCM- Bình Dương-Đồng Nai-Bà Rịa Vũng Tàu), vì vậy sản phẩm CN của
    Vĩnh Long phải gặp sự cạnh tranh gay gắt với các khu vực trên, do đó CN phải đi
    với tốc độ nhanh để không tụt hậu so với CN khu vực và CN cả nước là một thách
    thức lớn đặt ra với CN Vĩnh Long trong những năm tới.
    - CN Vĩnh Long còn nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả kém và
    chưa ổn định. Đó vừa là hạn chế vừa là thách thức lớn đặt ra với CN trong quá trình
    CNH, HĐH và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.
    - Thiếu vốn cho đầu tư phát triển và đổi mới kỹ thuật công nghệ đã và đang
    khó khăn lớn cho sự phát triển CN Vĩnh Long. Tiềm năng về cung cấp nguyên liệu
    cho CN chế biến nông thủy sản của Tỉnh và ĐBSCL là rất lớn, để biến tiềm năng
    này thành hiện thực đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề phức tạp: thủy
    lợi, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, dịch vụ thú y và bảo vệ thực vật, phát triển giao
    thông, điện, thông tin liên lạc, Vì vậy cần có những bước đi và giải phát thích hợp,
    nhất là vốn đầu tư.
    - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển CN tuy bước đầu đã được tăng
    cường, song chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn tới. Vì vậy, thực hiện các
    công trình như cầu sông Tiền, sông Hậu, mở rộng cảng Vĩnh Long, xây dựng khu
    CN tập trung và các cụm kinh tế-xã hội, xây dựng mới và nâng cấp tuyến đường
    dây cao, trung, hạ thế phải được xem là công trình ưu tiên trong giai đoạn tới.
    - Chính sách mở cửa tăng cường các quan hệ kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tiếp
    tục cải thiện môi trường kinh tế – pháp luật và đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...