Luận Văn Giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN ở huyện Quản Bạ trong thời gian tới (2006

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢN BẠ - HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI (2006 - 2010)
    LỜI MỞ ĐẦU


    Thế giới đang không ngừng thay đổi như vũ bão nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật công nghệ. Những phát minh mới ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất, sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Cuộc sống hiện đại, con người được đáp ứng đầy đủ về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận dân cư sống trong đói nghèo. Theo Liên Hợp Quốc hiện nay trên thế giới có khoảng 800 triệu người đói kinh niên, 1.3tỉ người sống trong nghèo đói (thu nhập dưới 1 USD/ngày). Đặc biệt, ở một số nước đang phát triển, tỉ lệ đói nghèo có thể chiếm hơn 50%. Liên Hợp Quốc xác định bảo đảm an ninh lương thực là một vấn đề bức thiết đối với toàn cầu. Bởi vì con người muốn tồn tại và phát triển thì trước hết phải có cái ăn. Và nếu không xoá được đói nghèo thì các chương trình phát triển đều trở nên vô nghĩa. Như vậy, mục tiêu xoá đói giảm nghèo (XĐGN) như một mắt xích trong dây chuyền của sự phát triển kinh tế xã hội. Mà lại là mắt xích đầu tiên có vai trò khởi động và đặc biệt trọng yếu.


    Để giải quyết khâu trọng yếu này mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có một con đường riêng dựa trên cơ sở lịch sử và thực tiễn về nguồn lực tự nhiên cũng như con người của quốc gia đó. Trong quá trình XĐGN, ngoài sự cần thiết có một sự giúp đỡ từ bên ngoài thì sự chủ động tự lực tự cường của mỗi quốc gia chính là một nhân tố quan trọng.


    Từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên trong suốt thời kì hợp tác hoá nông nghiệp, sau khi thực hiện một số cải cách trong công cuộc Đổi Mới, Việt Nam đã đứng trong hàng ngũ những nước đứng đầu về xuất khẩu lúa gạo, cà phê, chè, cao su và một số nông phẩm khác. Tuy nhiên sự thành công vượt bậc về kinh tế này chỉ tập trung ở các "vựa lúa" tại vùng đồng bằng, nơi mà các chính sách mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân khai thác tối đa năng lực sản xuất của mình. Còn các chính sách kinh tế đó vẫn chưa phát huy được hiệu quả ở miền núi, nơi tỉ lệ đói nghèo còn cao và sự suy thoái môi trường đe dọa cuộc sống hàng ngày của người dân.


    Hà Giang là tỉnh miền núi phía bắc địa đầu biên cương của tổ quốc, là một trong những tỉnh nghèo nhất nước với khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng (CSHT) kinh tế - xã hội ( KT - XH) thấp, kinh tế chậm phát triển. Trong đó Quản Bạ là một trong bốn huyện miền núi trên cao nguyên Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém trình độ dân trí thấp và không đồng đều nên đời sống của đồng bào trong huyện còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận dân cư con sống trong tình trạng đói nghèo. Nguy cơ tụt hậu so với các huyện bạn và cả nước là vấn đề đang đặt ra cho Đảng bộ huyện Quản Bạ những thử thách mới. Làm thế nào để từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT - XH do Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV đề ra. Từ thực tiễn đó, nhiệm vụ cấp bách mà huyện Quản Bạ quyết tâm thực hiện là từng bước xoá hộ đói, giảm hộ nghèo, xây dựng huyện nhà giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.


    Để góp phần thực hiện những nhiệm vụ cấp bách, huyện Quản Bạ đang tích cực triển khai phong trào XĐGN và đạt được những thành quả đáng kể, góp phần ổn định đời sống của đồng bào miền núi cao, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Tuy nhiên công tác này vẫn bộc lộ nhiều vướng mắc cần khắc phục. Trước hết là do chúng ta chưa làm rõ quan niệm về đói nghèo và quan điểm của Đảng ta về giải quyết vấn để XĐGN, cũng như thực trạng đói nghèo của huyện Quản Bạ. Đồng thời chưa xác định những tiêu chí đánh giá mức độ đói nghèo, những hạn chế, nguyên nhân trong chương trình XĐGN trong thời gian qua; đề ra những phương pháp cụ thể hữu hiệu nhằm thực hiện việc đi sâu nghiên cứu công tác XĐGN ở địa phương chưa toàn diện, sâu sắc và chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề XĐGN tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của huyện Quản Bạ trong những năm tới là một vấn đề hết sức quan trọng.
    Thực hiện đề tài này, tôi hi vọng vận dụng lí luận chính trị XĐGN tại huyện Quản Bạ. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận của vấn đề, phân tích đúng đặc điểm thế mạnh của huyện, tìm ra đúng nguyên nhân và đề ra giải pháp hữu hiệu.


    Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac_Lênin, quán triệt các phương pháp lôgic biện chứng, quan điểm hệ thống toàn diện, lịch sử cụ thể khách quan trong phản ánh và phương pháp phân tích, tổng hợp thông qua số liệu thống kê và điều tra xã hội học về XĐGN và tình hình KT - XH của huyện Quản Bạ (giai đoạn 2001-2005) để phân tích, so sánh chỉ ra thực trạng nguyên nhân đói nghèo ở địa phương.


    Nguồn tài liệu nghiên cứu ngoài tài liệu học tập của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, đề tài còn sử dụng các văn kiện ĐH Đảng tỉnh Hà Giang lần thứ V và Đảng bộ huyện Quản bạ lần thứ XV, số liệu phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
    Do năng lực và thời gian hạn chế, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào "Một số vấn đề XĐGN ở huyện Quản Bạ - Hà giang". Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 phần chính là:


    Phần I: Phân hoá giàu nghèo và sự cần thiết của XĐGN trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta.
    Phần II: Tình hình XĐGN ở huyện Quản Bạ trong thời gian 2001-2005.
    Phần III: Giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện có hiệu quả công tác XĐGN ở huyện Quản Bạ trong thời gian tới (2006 - 2010).

    Trong quá trình thực hiện tôi xin trân thành cảm ơn PGS. TS. Trần Ngọc Phác và tập thể thầy cô giáo khoa Thống kê - ĐH KTQD; Huyện uỷ, UBND huyện và các phòng ban trong huyện đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I. PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA 4
    I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHÈO ĐÓI : 4
    1. Tính tất yếu của quá trình phân hóa giàu nghèo: 4
    2. Quan niệm về đói nghèo và thước đo đói nghèo: 9
    2.1. Đói nghèo và các khía cạnh của đói nghèo: 9
    2.2. Thước đo đói nghèo: 10
    2.2.1. Xác định các chỉ số phúc lợi: 10
    2.2.2.Lựa chọn và ước tính ngưỡng nghèo: 10
    2.2.3. Các thước đo đói nghèo thông dụng: 12
    II.VÀI NÉT VỀ THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ Ở TỈNH HÀ GIANG NÓI RIÊNG: 13
    1.Vài nét về thực trạng đói nghèo ở Việt Nam: 13
    2.Vài nét về XĐGN và mục tiêu XĐGN của tỉnh Hà giang: 14


    PHẦN II. TÌNH HÌNH XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢN BẠ GIAI ĐOẠN 2001-2005. 16
    I. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỚI HIỆN TƯỢNG ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN QUẢN BẠ: 16
    1.Đặc điểm tự nhiên: 16
    1.1.Vị trí địa lí: 16
    1.2.Địa hình : 16
    1.3.Khí hậu: 17
    1.4. Sông nước: 17
    1.5. Thổ nhưỡng: 17
    1.6.Khoáng sản: 17
    1.7.Đất đai: 17
    2. Đặc điểm dân số xã hội: 19
    2.1.Đặc điểm dân số lao động: 19
    2.2. Đặc điểm dân số dân tộc: 20
    3. Đặc điểm kinh tế xã hội: 21
    II.KHÁI QUÁT TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA HUYỆN QUẢN BẠ GIAI ĐOẠN 2001 – 2005: 22
    1. Tính tất yếu của quá trình phân hoá giàu nghèo trên địa bàn huyện Quản Bạ: 22
    2. Thực trạng đói nghèo ở huyện Quản Bạ giai đoạn 2001 – 2005: 23
    III. NGUYÊN NHÂN ĐÓI NGHÈO: 29
    1. Sự phân cách trầm trọng kéo dài: 29
    2. Những rủi ro tai họa phát sinh đột xuất: 32
    3. Do nguồn lực hạn chế: 33
    4. Do tác động của chiến tranh biên giới và các chính sách kinh tế xã hội: 33
    IV.CÁC GIẢI PHÁP XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐÃ ĐƯỢC HUYỆN QUẢN BẠ ÁP DỤNG VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 34
    1. Công tác chỉ đạo triển khai: 35
    2. Quá trình thực hiện: 35
    2.1. Thực hiện các chính sách: 35
    2.1.1. Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người nghèo: 35
    2.1.2. Chính sách giáo dục, dạy nghề: 35
    2.1.3. Chính sách Y tế – KHHGĐ: 36
    2.1.4. Chính sách an sinh xã hội: 36
    2.1.5. Chính sách hỗ trợ về nhà ở: 37
    2.1.6. Chính sách hỗ trợ văn hoá thông tin cho người nghèo: 37
    2.1.7. Chính sách hỗ trợ cho người nghèo và vùng đặc biệt khó khăn: 38
    2.1.8. Chính sách hỗ trợ người nghèo về dịch vụ thương mại và tiêu thụ sản phẩm: 38
    2.2. Thực hiện các dự án: 38
    2.2.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 38
    2.2.2. Dự án hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề: 38
    2.2.3. Dự án tín dụng cho người nghèo: 39
    2.2.4. Dự án định an định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới: 39
    2.2.5. Đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo: 39
    3. Kết quả cụ thể: 40
    4. Hạn chế của việc tổ chức chương trình XĐGN: 40


    PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN QUẢN BẠ TRONG THỜI GIAN TỚI 2006-2010. 41
    I. QUAN ĐIỂM CỦA TỈNH VÀ PHƯƠNG CHÂM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA HUYỆN QUẢN BẠ: 41
    1. Quan điểm của tỉnh Hà Giang về XĐGN: 41
    2. Nhiệm vụ trọng tâm thực hiện công tác XĐGN huyện Quản Bạ: 42
    3. Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ tổng quát: 43
    3.1. Mục tiêu tổng quát: 43
    3.2. Nhiệm vụ tổng quát: 44
    II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XĐGN Ở HUYỆN QUẢN BẠ TRONG THỜI GIAN TỚI: 45
    1. Giải pháp về công tác lãnh đạo chỉ đạo: 45
    2. Giải pháp tổ chức bộ máy cán bộ: 46
    3. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế: 47
    4. Quy hoạch đất đai - tạo điều kiện cho hộ nghèo có đất sản xuất: 49
    5. Xây dựng cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội: 50
    III. KIẾN NGHỊ: 50
    KẾT LUẬN 51


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
     
Đang tải...