Tiểu Luận Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường xăng dầu ở việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 1/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM



    I/ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM
    1.Vị trí và tầm quan trọng của xăng dầu trong nền kinh tế.
    Trong bất kì nền kinh tế nào, xăng dầu cũng chiếm 1 vị trí vô cùng quan trọng. Ở Việt Nam, xăng dầu là một trong ba mặt hàng chính được Nhà nước đặc biệt quan tâm (cùng với than và điện).
    Dầu mỏ hay dầu thô là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường . Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu
    Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa Hydrocacbon, dễ bay hơi, dễ bốc cháy, cất từ dầu mỏ. Xăng được sử dụng như một loại nhiên liệu, dùng làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Như vậy có thể nói xăng có ứng dụng rất lớn cho đời sống. Các loại máy móc chạy bằng xăng có rất nhiều: Xe máy, oto, máy bay, động cơ điện .và đều rất cần thiết cho cuộc sống.
    Như vậy có thể nói, xăng dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất, và không thể thiếu trong đời sống. Chỉ một sự biến động nhỏ của xăng dầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động khác trong xã hội thế nên nó luôn là một trong những mặt hàng được Nhà nước và nhân dân sát sao theo dõi.
    2. Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam
    Các loại sản phẩm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG, xăng 92, xăng 95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực Jet A1, DO 0,25% S; DO 0,05% S, cặn mazut, Hiện nay, có thêm một số sản phẩm mới được bổ sung là xăng pha cồn bioethanol E5, dầu NLSH biodiesel đã được kinh doanh trên thị trường.
    a) Xăng: Theo số liệu hải quan 2009, tổng lượng xăng RON 95 nhập khẩu với khối lượng 587.630 tấn, lượng nhập khẩu thường rơi vào mùa giữa năm. Các tháng đầu năm và cuối năm, lượng xăng nhập khẩu thấp hơn. Ngoài ra còn có xăng RON 92 phục vụ người tiêu dùng.
    b) Nhiên liệu phản lực và dầu hỏa: Nhiên liệu phản lực Jet A1được nhập về VN chủ yếu do công ty xăng dầu hàng không Việt Nam chiếm 78% tổng lượng Jet A1 nhập khẩu, bên cạnh đó còn có công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex 16% Lượng nhiên liệu phản lực này được nhập khẩu làm nhiên liệu cho máy bay tại các sân bay chính trong nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, nên do đó một số lượng lớn nhập khẩu về cảng Nhà Bè (48%), cảng Sài Gòn Khu vực III (14%), tại phía Bắc nhập khẩu về cảng Hải Phòng (35%), ngoài ra còn nhập khẩu về cảng Chân Mây 2% tại khu vực miền Trung (cho sân bay Đà Nẵng), và cảng Bà Rịa Vũng Tàu 1% để tạm nhập tái xuất.
    c. Dầu Diesel (Dầu DO): Theo quy định của Nhà nước, dầu DO nhập khẩu về Việt Nam chỉ có 2 loại là Diesel 0.05% Lưu huỳnh và DO 0.25% Lưu huỳnh. Tổng lượng nhập khẩu năm 2009 đạt 6,494,736 tấn trong đó DO 0.25% S chiếm 94% và DO 0,05% S chiếm 6%.
    3) Thị trường xăng dầu ở Việt Nam
    a) Vấn đề “ độc quyền” trong thị trường xăng dầu ở Việt Nam
    Thị trường xăng dầu ở Việt Nam là một thị trường khá nhạy cảm. Chúng ta vẫn phải nhập khẩu gần như 100% xăng dầu để cung ứng cho thị trường trong nước. Cho đến nay, dù đã có nhiều doanh nghiệp tham gia phân phối xăng dầu trên cả nước, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy Petrolimex luôn là doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường trong nước, và vị trí này có lẽ sẽ khó có sự thay đổi nào trong tương lai gần. Hiện nay, Petrolimex đảm nhận gần 60% nhu cầu xăng dầu trong nước thông qua hệ thống kho- cảng hiện đại, trên 1.900 cửa hàng và khoảng 5.500 đại lý trên phạm vi toàn quốc, phát triển mạnh tái xuất và chuyển khẩu xăng dầu sang Lào và Campuchia, đồng thời mở rộng thị trường sang Trung Quốc, Hongkong, Philippines Các kết quả điều tra cho thấy, trong số 5 doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất, Petrolimex là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường vượt trội so với nhóm 4 doanh nghiệp còn lại (Petec, PV Oil, Saigon Petro và Mipeco) Có thể thấy rõ vị thế của Petrolimex qua bảng số liệu sau:
    Tên đơn vị Lượng nhập khẩu (tấn)
    Công Ty CP Dầu khí Mê Kông 52,280
    Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 100,171
    Công ty TM XNK Thanh Lễ 92,296
    Công Ty TNHH Dầu khí Mê Kông 5,597
    Công ty xăng dầu Quân đội 92,055
    Cty thương mại Kỹ thuật và Đầu tư 226,343
    Cty thương mại Xăng dầu Đường Biển 12,823
    Cty TNHH Một Thành Viên Dầu Khí TP.HCM 11,592
    Tổng công ty xăng dầu quân đội 82,624
    Tổng công ty xăng dầu việt nam 1,850,570
    TCT Dầu Việt Nam 16,735
    (Bảng: thống kê các công ty nhập khẩu xăng dầu năm 2009. Nguồn: Số liệu hải quan)
    Điều này phần nào cho thấy, thị trường xăng dầu ở Việt Nam vẫn có độc quyền nhóm. Điều này trước hết đến từ các chính sách của Chính phủ. Như đã nói ở trên, xăng dầu là một mặt hàng rất thiết yếu và nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế của đất nước, nên chính phủ cũng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền Nhà nước. Trong trương hợp này, chính phủ đã nhượng quyền khai thác thị trường xăng dầu để dễ dàng nắm giữ, quản lý. Theo văn bản thông báo về hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu năm 2011 mà Bộ Công Thương đưa ra thì năm 2011, các doanh nghiệp trong nước sẽ nhập khẩu khoảng 11 triệu m3 xăng dầu (trong đó: xăng 3,4 triệu m3, dầu diesel 5,8 triệu m3, dầu ma dút 1,54 triệu m3, nguyên liệu bay 225.000 m3, dầu hỏa 30.000 m3)và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam sẽ được giao nhập khẩu hơn 50% tổng hạn mức (6,35 triệu m3), số còn lại giao cho 12 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác.
    Bên cạnh đó, còn có một sự rào cản tự nhiên tạo nên sự độc quyền trong lĩnh vực xăng dầu ở Việt nam. Mặc dù đã có sự mở cửa, nhưng không phải doanh nghiệp cứ muốn vào là được vì còn phải đầu tư rất lớn vào hệ thống xe bồn, trạm bán Các doanh nghiệp xăng dầu mới chỉ cạnh tranh ở mảng cuối cùng của thị phần.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...