Báo Cáo Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên đại bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài

    Sản xuất hàng hóa ra đời là một trong những bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển của loài người. Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương chuyển nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo đó phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hóa, đặc biệt thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, có quyền bình đẳng trước pháp luật với cá thành phần kinh tế khác. Việc mở rộng quy mô sản xuất của từng hộ gia đình cũng ngày được phát triển, tính chất và mục đích sản xuất cũng đã thay đổi từ sản xuất tự túc, tự cấp đến nay nhiều hộ đã sản xuất ra với số lượng hàng hóa lớn để bán ra thị trường trong và ngoài nước. Mô hình kinh tế hộ như vậy dần dần đã chuyển thành một mô hình sản xuất mới đó là mô hình kinh tế trang trại. Sự ra đời và phát triển của kinh tế trang trại góp phần đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, mang tính tự cấp tự túc lên nền sản xuất hàng hóa lớn.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của kinh tế trang trại, trên quan điểm đổi mới Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển. Nhưng trong quá trình triển khai còn nhiều bất cập, trang trại ở khắp các vùng trên cả nước tồn tại nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong phát triển.
    Sự hình thành và phát triển các trang trại trên cả nước nói chung và trên địa bàn huyện Hà Trung nói riêng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Bên cạnh đó nó còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động nông thôn và cải thiện môi trường sinh thái.
    Đối với Hà Trung mặc dù số lượng trang trại liên tục tăng nhưng trong 3 năm gần đây nó tăng với mức độ giảm dần, một số trang trại vẫn còn gặp nhiều khó khăn và các trang trại vẫn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư. Thực tế này là do việc tích tụ đất đang gặp nhiều khó khăn, việc giao quyền sử dụng đất chưa được giải quyết thỏa đáng. Câu hỏi đặt ra là cần phải có những giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại nói chung kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung nói riêng.
    Với tính cấp thiết đó có rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu vấn đề này, có những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp trên quy mô cả nước, cũng có những nhà kinh tế đưa ra những giải pháp cho từng vùng, từng miền cụ thể. Trên địa bàn Hà Trung, trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu đưa ra những giải pháp cho việc phát triển kinh tế trang trại ở huyện nhưng nhìn chung vẫn chưa đạt hiệu quả. Từ thực tế trên, với thời gian có hạn tôi đã chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên đại bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa”.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Nghiên cứu những giải pháp để phát triển kinh tế trang trại trên đại bàn huyện Hà Trung nhằm nâng thu nhập của người làm trang trại nói riêng và nâng cao mức sống của người dân nói chung.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    1/ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại.
    2/ Đánh giá thực trạng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung. Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế trang trại.
    3/ Đề ra những giải pháp để đấy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện (trang trại tổng hợp, trang trại chăn nuôi + trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi + trồng cây hàng năm, trang trại nuôi trồng thuỷ sản)
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Nội dung: Đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại. Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả và sự phát triển của mô hình kinh tế trang trại.
    - Địa điểm: Các trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung – Thanh Hóa.
    - Thời gian: Từ ngày 12/01/2010 đến ngày 26/05/2010.




    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    TÓM TẮT BÁO CÁO iii
    MỤC LỤC vii
    DANH MỤC ĐỒ THỊ xi
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii
    PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.1 Mục tiêu chung 2
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
    Phần II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
    2.1 Cơ sở lý luận 4
    2.1.1 Khái niệm, vị trí, vai trò của kinh tế trang trại 4
    2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại và tiêu chí nhận dạng trang trại 9
    2.1.3 Các loại hình kinh tế trang trại 11
    2.2 Cơ sở thực tiễn 14
    2.2.1 Kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 14
    2.2.2 Vài nét về kinh tế trang trại ở nước ta. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay 17
    2.2.3 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước và phát triển kinh tế trang trại 24
    PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 27
    3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
    3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 39
    3.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 40
    3.2.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 41
    3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu đánh giá trang trại 41
    PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
    4.1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà Trung 43
    4.1.1 Tình hình chung 43
    4.1.2 Thực trạng cơ cấu loại hình trang trại 45
    4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa 46
    4.2.1 Quỹ đất đai 46
    4.2.2 Vốn sản xuất 47
    4.2.3 Lao động của trang trại 47
    4.2.4 Tiến bộ khoa học và cơ sở hạ tầng của trang trại 48
    4.2.5 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của trang trại 49
    4.2.6 Cơ chế chính sách 49
    4.3 Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa 49
    4.3.1 Chủ trang trại 49
    4.3.2 Các yếu tố sản xuất của trang trại 51
    4.3.3 Tình hình sản xuất của trang trại 58
    4.4.1 Nhận xét chung 72
    4.5 Những giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa. 76
    4.5.1 Một số kinh nghiệm và chính sách của Hà Trung trong công tác xây dựng và phát triển kinh tế trang trại. 76
    4.5.2 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo 77
    4.5.3 Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hà trung 79
    PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
    5.1 Kết luận 93
    5.2 Kiến nghị 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

    DANH MỤC BẢNG BIỂU


    Bảng 2.1: Tình hình phát triển trang trại ở Pháp 15
    Bảng 2.2: Tình hình phát triển trang trại ở Tây Đức 15
    Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hà Trung trong năm 2009. 30
    Bảng 3.2 Tình hình phát triển chăn nuôi, NTTS của huyện Hà Trung từ năm 2006-2009 34
    Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Hà Trung từ năm 2006-2009 36
    Bảng 4.1: Cơ cấu loại hình trang trại ở huyện Hà Trung năm 2009 46
    Bảng 4.2: Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại 50
    Bảng 4.3: Quy mô trang trại huyện Hà Trung 52
    Bảng 4.4: Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại 53
    Bảng 4.5: Tình hình vốn trung bình một trang trại theo nguồn hình thành 54
    Bảng 4.6 : Tình hình huy động vốn theo mô hình trang trại 55
    Bảng 4.7 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư sản xuất của các trang trong năm 2009. 56
    Bảng 4.8 : Tình hình sử dụng lao động của trang trại trong năm 2009. 57
    Bảng 4. 9: Loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại 59
    Bảng 4.10: Giá trị sản xuất từ các ngành của các trang trại năm 2009. 60
    Bảng 4.11: Chi phí trung gian của các ngành sản xuất trong các trang trại trong năm 2009. 62
    Bảng 4.12: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân 1 trang trại điều tra. 66
    Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của các trang trại điều tra năm 2009 68


    DANH MỤC ĐỒ THỊ


    Đồ thị 3.1: Cơ cấu diện tích các loại đất chính 29
    Đồ thị 3.2: Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Hà Trung qua các năm 2006-2009 32
    Đồ thị 3.3 : Tình hình sản xuất lương thực của huyện Hà Trung qua các năm 2006-2009 33
    Đồ thị 4.1: Cơ cấu các loại hình trang trại huyện Hà Trung năm 2009 46
    Đồ thị 4.2: Lao động bình quân của trang trại điều tra năm 2009 57

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    CN: Chăn nuôi
    ĐVT: Đơn vị tính
    LĐ: Lao động
    NTTS: Nuôi trồng thủy sản
    TT: Thứ tự
    SL: Số lượng
    UBND: Ủy ban nhân dân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...