Thạc Sĩ Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyê

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Bống Hà, 29/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính
    toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan
    niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ,
    công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm
    cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc
    làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” [dt 23,tr.17]. Tư tưởng của
    người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng
    và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động.
    Ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực
    lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số
    người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi
    ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại
    biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: “Tỷ trọng trong nông nghiệp
    còn quá cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ
    qua đào tạo rất thấp” [dt 14,tr.166] .
    Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá
    trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người
    lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia
    đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy
    tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã
    hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để
    cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an
    ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự
    nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...