Thạc Sĩ Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyê

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế xã hội có tính toàn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, quan niệm về phát triển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp
    Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và được sống một đời hạnh phúc” [dt 23,tr.17]. Tư tưởng của người luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm cho người lao động.
    Ở nước ta hiện nay, nông thôn chiếm 74,37% dân số và 75,6% lực lượng lao động (32,7 triệu trong 43 triệu lao động cả nước) và gần 90% số người nghèo của cả nước vẫn đang sống ở nông thôn. Tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn chiếm 19,3%, thất nghiệp ở thành thị 5,1%. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nhận định: “Tỷ trọng trong nông nghiệp còn quá cao. Lao động thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều. Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp” [dt 14,tr.166] .
    Thất nghiệp, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tạo việc làm cho người lao động là vấn đề nóng bỏng, cấp thiết cho từng ngành, địa phương và từng gia đình. Tạo điều kiện cho người lao động có việc làm, một mặt, nhằm phát huy tiềm năng lao động, nguồn lực to lớn ở nước ta cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác, là hướng cơ bản để xoá đói, giảm nghèo có hiệu quả, là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Giải quyết việc làm là một chính sách xã hội cơ bản. Bằng nhiều biện pháp, tạo ra nhiều việc làm mới, tăng quỹ thời gian lao động được sử dụng, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn. Các thành phần kinh tế mở mang các ngành nghề, các cơ sở sản xuất, dịch vụ có khả năng sử dụng nhiều lao động. Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Khôi phục và phát triển các làng nghề sớm xây dựng và thực hiện chính sách trợ cấp cho người lao động thất nghiệp” [dt 16,tr.140,150]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Chú trọng đào tạo nghề, tạo việc làm cho nông dân và cho lao động nông thôn, nhất là các vùng nhà nước thu hồi đất để xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở phi nông nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giảm nhanh tỉ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỉ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện cho lao động nông thôn có việc làm ” [dt 14,tr.195]
    Trong thời gian qua tỉnh Thái Nguyên đã có một số biện pháp nhằm giải quyết vấn đề việc làm trong lao động nông thôn, nhưng qua thực tiễn cho thấy cũng chỉ giải quyết được một số vấn đề nhỏ.
    Huyện Đồng Hỷ là một huyện phần lớn là sản xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp và là nơi tập trung các dân tộc thiểu số, tình hình kinh tế - xã hội chưa thực sự phát triển, vấn đề lao động nông thôn dư thừa đang còn là những bất cập cần được giúp đỡ và giải quyết.
    Xã hội ngày càng phát triển mạnh nhưng ở Đồng Hỷ vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề việc làm nông thôn, xuất phát từ những lí do trên tác giả lựa chọn đề tài: "Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu việc làm của lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên" làm đề tài luận văn thạc sĩ.



    MỤC LỤC

    Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ cái viết tắt và ký hiệu .vi Danh mục các bảng biểu .vii MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

    2.1. Mục tiêu chung 3

    2.2. Mục tiêu cụ thể 3

    3. ĐỐI TưỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

    3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

    3.2. Phạm vi nghiên cứu .3

    4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3

    5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4


    CHưƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM CỦA NGưỜI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .5
    1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU VIỆC LÀM CHO LAO

    ĐỘNG NÔNG THÔN 5

    1.1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu việc làm cho người lao động 5

    1.1.3. Một số bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 34

    1.2. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 35

    1.2.1. Câu hỏi đặt ra cho vấn đề nghiên cứu 35

    1.2.2. Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu .35

    1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu .36

    CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN .40

    2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 40

    2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 40

    2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .46

    2.2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN ĐỒNG HỶ 51
    2.2.1. Quy mô lao động 51

    2.2.2. Chất lượng nguồn lao động 54

    2.2.3. Thực trạng công tác đào tạo nghề 57

    2.2.4. Thực trạng sử dụng nguồn lao động 59

    2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC ĐANG ĐẶT RA .71

    2.3.1. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 71

    2.3.2. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với đào tạo nguồn nhân lực 74

    2.3.3. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc gia tăng dân số 76

    2.4. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA HỘ GIA ĐÌNH .77

    2.4.1. Thực trạng lao động của hộ 78

    2.4.2. Lĩnh vực lao động của hộ .80

    2.4.3. Thu nhập của lao động .83

    2.4.4. Một số kết luận về lao động và việc làm của các nông hộ trên địa bàn huyện Đồng Hỷ 84
    2.4.5. Cơ hội việc làm cho lao động nông thôn huyện Đồng Hỷ .85

    2.5. MỘT SỐ CHưƠNG TRÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ 86
    CHưƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGưỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG HỶ .90
    3.1. PHưƠNG HưỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGưỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG HỶ .90
    3.1.1. Phát triển các ngành nghề ở nông thôn 90

    3.1.2. Mở rộng các hình thức liên kết đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn .92
    3.1.3. Phát triển các hình thức hợp tác với các địa phương trên cả nước và quốc tế về giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn 94
    3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGưỜI LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN ĐỒNG HỶ .96
    3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá .96

    3.2.2. Phát triển và đa dạng hoá các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn 104
    3.2.3. Giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn qua chương trình xúc tiến việc làm quốc gia .109
    3.2.4. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động .115

    3.2.5. Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn 122
    KẾT LUẬN 126

    KIẾN NGHỊ .129

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .129
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...