MỞ ĐẦU I - TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Nông nghiệp vẫn được coi là ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta hiện nay, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư cả nước, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế quốc dân, là thị trường tiêu thụ quan trọng của công nghiệp và nhiều ngành kinh tế khác. Do vậy, công cuộc Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước với mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" được bắt đầu bằng việc phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn. Từ Đại hội lần thứ V Đảng Cộng sản Việt Nam (1982) nông nghiệp được coi là "Mặt trận hàng đầu". Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2010 do Đại hội Đảng IX thông qua tiếp tục khẳng định quan điểm này. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2006 - 2010 của Đại hội Đảng X nêu rõ: Tiếp tục đẩy mạnh và coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, các vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với làng nghề, các loại hình sản xuất trang trại, hợp tác xã (HTX), sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Nghệ An là một tỉnh lớn nằm ở phía Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế - xã hội Bắc Nam, với diện tích đất tự nhiên là 1.648.729,74 ha và có hơn 3,1 triệu người sinh sống. Nông nghiệp vừa là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, vừa có điều kiện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Vì vậy, nông nghiệp là ngành được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Trong nhiều năm qua, mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhanh hơn nhưng vẫn còn nhiều tiềm năng trong nông nghiệp chưa được khai thác. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính nhỏ lẻ, sản xuất tự cung, tự cấp là chủ yếu. Sản phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng của hộ gia đình và thị trường nội địa, có hướng tới xuất khẩu nhưng chưa nhiều và hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết lợi thế và tiềm năng của tỉnh. Ngành chăn nuôi chưa phát huy hết lợi thế; tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp thuần còn cao; dịch vụ nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh hiện nay chưa phù hợp với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế Quốc tế, chưa phát huy hết tiềm năng về sản xuất hàng hoá, vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Do đó, đề tài "Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Nghệ An" là thực tế khách quan và là yêu cầu đặt ra mang tính cấp thiết. Tài liệu Information MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .i Lời cảm ơn .ii Danh mục các chữ viết tắt .iii Danh mục các bảng .iv Mục lục .v Mở đầu 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 5 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 5 1.1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5 1.1.2. Sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá . 14 1.1.3. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 21 1.1.4. Tác động của hội nhập kinh tế Quốc tế đến sản xuất hàng hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá 23 1.1.5. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá một số nước trên thế giới và Việt Nam . 25 1.2. Phương pháp nghiên cứu .32 1.2.1. Các phương pháp nghiên cứu 32 1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích . 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN .35 2.1. Đặc điểm của tỉnh Nghệ An. 35 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên . 35 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội . 39 2.2. Cơ hội và thách thức đối với nông nghiệp Nghệ An trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực 44 2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 47 2.3.1 Thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. 47 2.3.2 Thực trạng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của tỉnh Nghệ An trong 5 năm qua . 52 2.3.3 Những kết quả đạt được và tồn tại trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An . 81 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ TẠI TỈNH NGHỆ AN .85 3.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 85 3.1.1- Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An . 85 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An 87 3.1.3. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020 89 3.2. Giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tại tỉnh Nghệ An đến năm 2020 95 3.2.1. Giải pháp chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh Nghệ An . 95 3.2.2. Giải pháp cụ thể đối với từng ngành trong nông nghiệp thuần 104 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 114 [charge=450]http://up.4share.vn/f/2918101d1b1a191b/LV_08_KT_NN_PNT.pdf.file[/charge]