Chuyên Đề Giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri thức

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI DUNG CHÍNH.​ CHƯƠNG I – CƠ SỞ NGHIÊN CỨU.
    I. Cơ sở lí luận.
    1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật.
    Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của giới tự nhiên, xã hội, tư duy đều nằm trong mối liên hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau ràng buộc nương tựa, qui định lẫn nhau làm tiền đề điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra giữa các yếu tố, các mặt khác của qú trình của mỗi sự vật hiện tượng. Mối liên hệ trước đây là khách quan, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới biểu hiện trong quá trình tự nhiên, xã hội và tư duy.
    Mối quan hệ của sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ: có mối liên hệ bên trong và bên ngoài, trực tiếp và gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu.
    a) Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng.
    Nội dung nguyên lý: Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều không ngừng biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, cái mới kế tiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trước tạo thành quá trình tiến lên mãi mãi. Phát triển là khuynh hướng thống trị thế giới. Nguồn gốc nguyên nhân của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cách thức hình thái của sự phát triển là sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Khuynh hướng của sự phát triển là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Sự phát triển chỉ hoàn thiện khi ta so sánh các hình thức tồn tại của sự vật ở các thời điểm khacs nhau trên trục thời gian quá khứ-hiện tại-tương lai.
    b) Cơ sở khách quan của quan điển lịch sử cụ thể.
    Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở hình thành quan điểm lịch sử cụ thể như mọi sự vật hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể xác định. Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất, đặc điểm của sự vật. Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian thời gian cụ thể khác nhau, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn bản chất của sự vật.
    c) Không gian và thời gian.
    Không gian phản ánh thuộc tính của các đối tượng vật chất, có vị trí, có hình thức kết cấu, có dộ dài ngắn cao thấp. Không gian biểu hiện sự cùng tồn tại và tách biệt của các sự vật với nhau, biểu hiện bản tính của chúng, trật tự phân bổ của chúng.
    Thời gian phản ánh thuộc tính của các quá trình vật chất diễn ra nhanh hay chậm, kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định. Thời gian biểu hiện tốc độ và trình tự diễn biến của quá trình vật chất, tính tách biệt giữa các giai đoạn khác nhau của quá trình đó, trình tự xuất hiện và mất đi của các sự vật hiện tượng.
    Không gian và thời gian như vậy là những hình thức tồn tại của vật chất, là những thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể. Không gian và thời gian tồn tại khchs quan và có sự biến đổi phụ thuộc vào vật chất vận động.
    d) Yêu cầu cảu quan điểm lịch sử cụ thể(có 3 yêu cầu).
    Thứ nhất, khi xem xét cải biến sự vật phải đặt nó trong điều kiện không gian thời gian cụ thể của nó, phải phân tích xem những điều kiện không gian thời gian ấy có ảnh hưởng như thế nào đến tính chất đặc điểm của sự vật, phải phân tích cụ thể mọi tình hình cụ thể ảnh hưởng đến sự vật.
    Thứ hai, khi nghiên cứu một lý luận, một luận điểm khoa học nào đó cần phải phân tích nguồn gốc xuất xứ, hoàn cảnh làm nảy sinh lí luận đó. Có như vậy đánh giá đúng giá trị và hạn chế của lý luận đó.
    Thứ ba, khi vận dụng một lý luận nào đó vào thực tiễn giải thích đến điều kiện cụ thể của nơi được vận dụng.
    2) Thế nào là nền kinh tế tri thức?
    Loài người đang chứng kiến sự ra đời của một xu hướng phát triển mới, phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức.
    Nền kinh tế tri thức đã và đang hoàn thành ở nhiều nước phát triển hiện nay sẽ trở thành một xu thế quốc tế trong một hoặc hai thập kỷ tới. Xu thế này là thời cơ và thách thức đối với chúng ta chớp lấy thời cơ và chấp nhận thách thức để phát triển là quyết tâm của Đảng nhà nước và nhân dân ta. Đó là những vấn đề có lẽ chúng ta đều chấp nhận. Trên thực tế kinh tế dựa trên tri thức để tự lãnh đạo mình ở trên những khía cạnh rất cơ bản. Về mặt biểu hiện, đã xuất hiện các yếu tố kinh tế mới như ngành kinh tế dựa trên tri thức, doanh nghiệp tri thức, công nhân tri thức . Về mặt lợi ích, hoạt động dựa trên kinh tế tri thức mang lại khoản lợi nhuận to lớn .
    Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về nền kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức vẫn còn nông nghiệp và công nghiệp nhưng hai nghành này chiếm tỷ lệ thấp. Cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn còn nông nghiệp nhưng nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ. Trong nền kinh tế tri thức chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Đó là những ngành mới như công nghệ thông tin ( công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm), các ngành công nghiệp, các dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao. Ví dụ: sản xuất ôtô là một ngành công nghiệp truyền thống, nhưng nếu sản xuất ra những loại ôtô có độ an toàn cao, những ôtô thông minh không cần người lái thì ngành sản xuất ôtô có thể coi là ngành kinh tế tri thức. Như vậy các nhà máy may tự động hoá toàn bộ,những trang trại sản xuất nông nghiệp dựa vào công nghệ sinh học, tự động điều khiển .là những ngành kinh tế tri thức.
    Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân, trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động.
    I) Cơ sở thực tiễn.
    Tại sao phải vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể về quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức?
    Trước hết chúng ta cần phải khăng định rằng nền kinh tế tri thức cũng là một dạng vật chất. Theo sự phân loại của triết học Mác-Lênin thì nền kinh tế Việt Nam là một dạng vật chất xã hội, chính vì thế nền kinh tế tri thức Việt Nam cũng tồn tại, vận động và phát triển theo những nguyên lý quy luật của triết học Mác mà cụ thể là trong những điều kiện không gian, thời gian theo quan điểm lịch sử cụ thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...