Tiểu Luận giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổ chức của thầy và trò. Giáo dục của thầy gắn bó chặt chẽ với hoạt động tự giáo dục của trò nhằm hình thành cho học sinh những quan điểm, niềm tin định hướng giá trị tư tưởng, động cơ thái độ kỹ năng kỹ xảo, thói quen đối xử trong các quan hệ chính trị, xã hội, đạo đức, luật pháp và thẩm mỹ.

    Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X đã chỉ rõ: “Đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình, tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tác phong công nghiệp, tinh thần hiếu học ”

    Từ nhận thức đó việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là một hoạt động hành đầu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Việc giáo dục đạo đức trong nhà trường là việc làm thường xuyên, mọi nơi mọi lúc và trong mọi hoạt động của nhà trường.

    Trong mấy năm vừa qua việc giáo dục đạo đức trong nhà trường có nhiều kết quả đáng mừng. Số học sinh xếp loại đạo đức tốt ngày một tăng, học sinh có đạo đức cá biệt có chiều hướng giảm dần. Nhiều em là tấm gương sáng như dũng cảm cứu người bị nạn, nhặt được của rơi trả lại cho người mất. Biết đánh giá những hành vi tốt, xấu, lên án và không đồng tình với những thói hư tật xấu. Ca ngợi noi gương người tốt việc tốt.

    Song do nhiều tác động và nhiều nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan mà đạo đức một số học sinh có biểu hiện xuống cấp trái ngược với sự phát triển chung của xã hội.

    Để góp phần nâng cao hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức học sinh trong những năm tới tôi có một số suy nghĩ về vấn đề này như sau:

    Mọi đứa trẻ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong một môi trường xã hội. Ngoài việc được nuôi dưỡng đảm bảo cho sự phát triển thể chất thì cần được dạy dỗ, giáo dục để hình thành các phẩm chất đạo đức, phù hợp với những quy định chung của xã hội và truyền thống của dân tộc.

    Sự hình thành và phát triển nhân cách con người chịu tác động của nhiều nhân tố. Nhân tố sinh học (di truyền) và nhân tố môi trường xã hội trong đó vai trò của nhân tố giáo dục là chủ đạo; nó đóng vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Điều này khẳng định việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết.

    Giáo dục tư tưởng đạo đức là vấn đề lớn trong chiến lược con người của Đảng và nhà nước ta trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vấn đề giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa càng có ý nghĩa quan trọng và được cả xã hội quan tâm. Đây là vấn đề rất rộng lớn song tôi chỉ xét trong một phạm vi hẹp, một lĩnh vực nhỏ là khảo sát đạo đức học sinh ở trường THCS Phù Ninh trong năm gần đây. Đồng thời đề xuất một số giải pháp cho việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức học sinh trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...