Thạc Sĩ Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
    Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
    LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
    TP.Hồ Chí Minh – Năm 2009



    MỤC LỤC ( Luận văn dài 85 trang)

    PHẦN MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT
    VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG 01
    1.1 CÁC KHÁI NIỆM .01
    1.1.1 Sáp nhập 01
    1.1.2 Hợp nhất 01
    1.1.3 Mua lại 01
    1.1.4 Phân biệt sáp nhập và hợp nhất 02
    1.1.5 03
    1. CÁC PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN M&A 04
    1.2.1 Chào thầu .04
    1.2.2 Lôi kéo cổ đông bất mãn .05
    1.2.3 Thương lượng tự nguyện 05
    1.2.4 Thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán 06
    1.2.5 Mua lại tài sản .06
    1.3 CÁC HÌNH THỨC M&A .06
    1.3.1 Phân loại dựa trên hình thức liên kết 06
    1.3.2 Phân loại dựa trên phạm vi lãnh thổ 07
    1.3.3 Phân loại dựa trên chiến lược mua lại 08
    1.4 TÁC ĐỘNG CỦA M&A .08
    1.4.1 08
    1.4.2 Tác động tiêu cực . 10
    1.5 CÁC NỘI DUNG CỦA QUÁ TRÌNH M&A 11
    1.5.1 Lập kế hoạch chiến lược và xác định mục tiêu của M&A 11
    1.5.2 Xác định ngân hàng mục tiêu .12
    1.5.3 Định giá giao dịch . 12
    1.5.4 Đàm phán và giao kết hợp đồng giao dịch M&A .13
    1.6.1 Các phương pháp định giá tài sản hữu hình . 14
    Phương pháp sử dụng Bảng tổng kết tài sản
    1.6.1.3 Phương pháp Dòng tiền chiết khấu 15
    1.6.2 Các phương pháp định giá tài sản vô hình (thương hiệu) 16
    1.6.2.1 Định giá thương hiệu dựa vào chi phí xây dựng thương hiệu .17
    1.6.2.2 Định giá thương hiệu dựa vào lòng trung thành của khách hàng .18
    1.6.2.3 Định giá thương hiệu dựa vào thu nhập do thương hiệu mang lại . 18
    1.7 KINH NGHIỆM THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI TRONG HOẠT
    ĐỘNG M&A . 20
    1.7.1 Nguyên nhân của việc thất bại trong hoạt động M&A 21
    1.7.2 22

    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, HỢP NHẤT
    VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 26
    2. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG Ở
    VIỆT NAM 27
    2.2.1 Tổng quan về hoạt động M&A ở Việt Nam . 27
    2.2.2 Thực trạng về tình hình hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 29
    2.2.2.1 Giai đoạn trước năm 2005 29
    2.2.2.2 Giai đoạn từ 2005 đến nay 31
    2.2.3 Đặc điểm của hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam . 39
    2.2.3.1 Đặc điểm của tình hình hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam 39
    2.2.3.2 40
    2.2.4 Tác động của M&A đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
    Việt Nam 41
    2.2.4.1 Tác động tích cực 41
    2.2.4.2 Tác động tiêu cực . 42
    2.3 ĐỘNG CƠ CỦA HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG TẠI
    VIỆT NAM 43
    chưa cao 43
    2.3.2 Ngân hàng nhỏ khó đứng vững trước xu thế hội nhập .45
    2.3.3 Điều kiện thành lập ngân hàng mới rất khắt khe .47
    2.3.4 Chỉ đạo và sự hướng dẫn hỗ trợ của Chính phủ và Ngân hàng
    nhà nước .48
    2.3.5 Tầm nhìn chiến lược của các tập đoàn tài chính ngân hàng nước
    ngoài 49
    2.3.6 Tình hình khủng hoảng tài chính thế giới .50
    2.4 MÔI TRƯỜNG THỰC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN M&A NGÂN HÀNG
    TẠI VIỆT NAM . 51
    2.4.1 Các tổ chức tư vấn và hỗ trợ hoạt động M&A tại Việt Nam 51
    2.4.2 Môi trường kinh doanh và môi trường pháp lý Việt Nam 54
    2.4.3 60
    2.4.4 Yếu tố con người và nguồn nhân lực .61
    2.5 M&A NGÂN HÀNG VIỆT NAM: THỜI CƠ - THUẬN LỢI - KHÓ
    KHĂN - THÁCH THỨC .62
    2.5.1 Thời cơ - Thuận lợi 62
    2.5.2 Khó khăn - Thách thức .63

    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
    MẠI VIỆT NAM TRƯỚC XU THẾ SÁP NHẬP, HỢP NHẤT VÀ
    MUA LẠI 66
    3.1 ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN
    QUẢN LÝ 66

    3.1.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A 66
    3.1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về M&A 67
    3.1.3 Phát triển kênh kiểm soát thông tin cũng như tính minh bạch của
    thông tin trong hoạt động M&A 71
    3.1.4 Tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ chức tư vấn M&A 71
    3.1.5 Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A .73
    3.2 ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG THÀNH VIÊN .74
    3.2.1 Giai đoạn trước và trong quá trình thực hiện M&A 74
    3.2.2 Giai đoạn sau khi kết thúc quá trình M&A 78
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 80
    KẾT LUẬN CHUNG 80

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHỤ LỤC 1

    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Tính thiết thực của đề tài


    Trong tiến trình phát triển kinh tế, việc liên kết, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp để hình thành những doanh nghiệp lớn mạnh hơn là xu hướng phổ biến tất yếu, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay. Xu thế này sớm muộn cũng sẽ trở thành làn sóng mạnh mẽ lướt qua tất cả các nền kinh tế trên thế giới và nó được dự báo sẽ bùng phát trong tương lai gần.
    Trên thế giới, các hoạt động mua bán, sáp nhập đã được hình thành rất sớm và phổ biến ở các nước có nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty với nhau, đồng thời cũng tạo ra xu thế tập trung lại để thống nhất, tập hợp nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực, thương hiệu .
    Tại Việt Nam, vấn đề này đã được đề cập cách đây hơn 10 năm, nhu cầu bán và mua doanh nghiệp ngày càng tăng cùng với xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh, đầu tư chéo giữa các doanh nghiệp đã báo hiệu một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, làm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Hơn nữa, đây cũng là một lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam nên thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.
    Và dù còn khá mới mẻ nhưng ở nước ta đã có những thương vụ đình đám bởi sự kết hợp của những thương hiệu đã có tên tuổi, vị trí trên thị trường, chủ yếu thuộc lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, dịch vụ.

    Theo dự báo của các chuyên gia, làn sóng sáp nhập, hợp nhất và mua lại trên thị trường tài chính sẽ diễn ra nhanh hơn so với dự đoán trước đây và sẽ sôi động hơn trong ngành ngân hàng và chứng khoán.

    Cũng chính vì sự mới mẻ, sơ khai, sôi động và nóng bỏng của vấn đề này nên tôi đã chọn đề tài “Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại” làm luận văn tốt nghiệp cao học.

    2. Mục đích của luận văn
    Mục đích của luận văn là nghiên cứu về sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng để từ đó gợi ý một số giải pháp đối với các cơ quan quản lý, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thành viên tham gia vào việc mua bán, sáp nhập nhằm tận dụng được ngoại lực đồng thời phát huy hết nội lực để các ngân hàng thành viên có thể tham gia vào sân chơi “sáp nhập, hợp nhất và mua lại” một cách vững vàng, tự tin, đạt được nhiều kết quả tốt trong lĩnh vực này trước thời kỳ hội nhập, góp phần giúp cho thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển hơn.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các vấn đề có liên quan.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh, dự báo, thống kê, kết hợp với nền tảng kiến thức kinh tế học, tài chính – ngân hàng để hệ thống hóa lý luận, nêu lên những nội dung cơ bản về sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng, cùng với thực trạng và các giải pháp cho vấn đề này.

    5. Bố cục của luận văn
    Luận văn gồm ba phần chính:

    - Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về sáp nhập, hợp nhất và mua lại.
    - Chương 2: Thực trạng về hoạt động sáp nhập, hợp nhất và mua lại ngân hàng tại Việt Nam.
    - Chương 3: Giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trước xu thế sáp nhập, hợp nhất và mua lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...