Thạc Sĩ Giải pháp chiến lược xóa đoái giảm nghèo phát triển kinh tế bền vửng trong cùng dân tộc khmer ở tỉnh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở ĐầU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Trong thời đại ngày nay, sự bùng nổ của những thành tựu khoa học công nghệ
    được ứng dụng vào sản xuất và đời sống đã làm tăng đáng kể của cải, nâng cao chất
    lượng cuộc sống của con người, song một bộ phận dân cư vẫn bị nghèo đói. Đó là
    nghịch lý trên con đường phát triển. Với khoảng dân số thế giới, tức khoảng 1.2 tỷ
    người đang sống trong tình trạng nghèo khổ thu nhập dưới 1 USD/ngày, 800 triệu
    người đói, 40 triệu người chết 1 năm do đói đã và đang trở thành vấn đề nhứt nhối.
    Đói nghèo không chỉ làm cho người dân không có cơ hội hưởng thụ những
    thành quả văn minh, tiến bộ của loài người, gây ra nhiều đau khổ, hủy hoại tiềm
    năng, nguồn nhân lực mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế- xã hội,
    tàn phá môi trường sinh thái trên trái đất. Như vậy, đói nghèo đã và đang trở thành
    thách thức đối với sự phát triển và sự tụt hậu của một quốc gia, thậm chí có thể dẫn
    tới sự diệt vong của một dân tộc. Rõ ràng, nếu vấn đề đói nghèo không được giải
    quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế đặt ra như hòa bình, ổn
    định, đảm bảo quyền con người được thực hiện.
    Do đó, đây là vấn đề xã hội bức xúc với tất cả các quốc gia trên thế giới, là
    vấn đề được chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm giải
    pháp xóa bỏ nạn đói giảm đến mức thấp nhất về tình trạng nghèo khó, phát triển kinh
    tế bền vững trên phạm vi toàn cầu.
    ở nước ta, qua 20 năm đổi mới, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn coi trọng
    vấn đề xóa đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế -
    xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện qua cam kết của Việt Nam trong việc
    thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế đã được nhất trí tại hội nghị thượng đỉnh
    các quốc gia năm 2000 và thể hiện trong đường lối đổi mới của Đảng. Trong quá
    trình đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng tự hào trên nhiều lĩnh
    vực, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao và từng bước cải thiện.
    Thế nhưng, bên cạnh khối dân giàu có và trung lưu ngày một gia tăng vẫn còn
    một bộ phận dân cư nghèo đói. Theo số liệu thống kê năm 2004, cả nước có khoảng

    10.2% hộ nghèo đói so với tổng số hộ trong cả nước. Điều đặc biệt đáng quan tâm là
    trong những năm gần đây, khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo có
    xu hướng ngày càng tăng; tình trạng nghèo đói, lạc hậu chủ yếu tập trung ở vùng
    sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến, trong đó có tỉnh Trà Vinh.
    Là một Tỉnh thuộc diện nghèo với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 17,45% cao hơn mức
    bình quân chung cả nước, Trà Vinh còn có đặc thù là đồng bào dân tộc Khmer chiếm
    30% dân số toàn tỉnh, nhưng có tới 39,8% hộ nghèo đói, có những xã đồng bào
    thường xuyên bán máu để sống điều này đã làm cho tình trạng đói nghèo trong vùng
    đồng bào dân tộc Khmer trở nên nhứt nhối và bức xúc với tỉnh Trà Vinh hơn.
    Đặc biệt, sau những diễn biến ở Tây Nguyên cho thấy vấn đề dân tộc và tôn
    giáo là vấn đề bức xúc, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các điểm yếu của người
    dân tộc đó là trình độ văn hóa thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, mang nặng tập quán
    dân tộc và tôn giáo, tâm lý không vững vàng, dễ bị kích động, đặc biệt là bộ phận
    dân tộc còn sống ở mức nghèo khổ, do đó rất dễ bị các thế lực thù địch dụ dỗ, mua
    chuộc và lôi kéo.
    Trong thời gian gần đây, các nhóm “Khmer Krom” lưu vong ở Mỹ và các
    đảng phái đối lập ở Campuchia đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền ly khai chống
    Việt Nam trong vùng dân tộc Khmer, thông qua mạng internet, đài phát thanh, báo
    chí và băng đĩa nhập lậu, chúng kích động gây hận thù dân tộc, tư tưởng hướng
    ngoại, xuyên tạc lịch sử và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, lấy ngày
    04/6 hàng năm làm ngày kỷ niệm mất đất.
    Do vậy, vấn đề tìm ra “Giải pháp chiến lược xóa đói giảm nghèo, phát triển
    kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh” trở nên cấp thiết và
    được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    2.1. Mục đích:

    Làm rõ thực trạng kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh và đặc biệt là tình
    trạng nghèo đói trong vùng dân tộc Khmer trong Tỉnh, từ đó đưa ra những giải
    pháp chủ yếu nhằm khắc phục tình trạng đói nghèo và phát triển kinh tế bền
    vững trong vùng đồng bào dân tộc góp phần ổn định an ninh chính trị, phát
    triển kinh tế xã hội trong tỉnh nói riêng và khu vực Tây Nam bộ nói chung.

    2.2. Nhiệm vụ:
    - Nêu lên một số lý luận về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững;
    - Phân tích hiện trạng kinh tế của tỉnh Trà Vinh và tình trạng đói nghèo trong
    vùng dân tộc Khmer;
    - Đưa ra giái pháp chiến lược để khắc phục tình trạng đói nghèo, phát triển
    kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu giải pháp chiến lược xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
    bền vững trong vùng dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh, với kết quả khảo sát thực trạng
    đói nghèo của dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh từ khi tái lập tỉnh (1992) đến nay;
    đồng thời đưa ra giải pháp chiến lược xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền
    vững mà chủ yếu là tập trung xóa bỏ tình trạng đói và tái đói, tái nghèo để phát triển
    kinh tế bền vững trong vùng dân tộc Khmer từ nay đến năm 2015.
    Đề tài nghiên cứu giải pháp chiến lược xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế
    bền vững, dưới gốc độ kinh tế tổng hợp, xem đói nghèo là hiện tượng kinh tế - xã hội
    và tìm ra nguyên nhân từ mối quan hệ sản xuất nhất là quan hệ phân phối gắn với sự
    ổn định chính trị dưới gốc độ kinh tế và chính trị, để phát triển bền vững theo định
    hướng xã hội chủ nghĩa.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Trên cơ sở vận dụng lý luận, lý thuyết về đói nghèo và phát triển kinh tế bền
    vững, cùng những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, luận văn
    sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê và kế
    thừa kết quả nghiên cứu lý luận liên quan đến đề tài.
    5. ý nghĩa của đề tài:
    Từ nghiên cứu lý luận về đói nghèo, phát triển kinh tế bền vững, tác động của
    đói nghèo đến sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, đặc biệt là tình trạng đói nghèo
    trong vùng dân tộc Khmer trong điều kiện đặc thù của tỉnh Trà Vinh.
    Mặc khác, giải quyết đói nghèo, phát triển kinh tế bền vững trong vùng dân
    tộc Khmer hiện nay còn thể hiện chính sách dân tộc của Đảng, để chống lại âm mưu
    chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, củng cố lòng tin của toàn dân đối với mục
    tiêu và đường lối đổi mới của Đảng. Từ đó góp phần củng cố khối đoàn kết gắn bó
    giữa các dân tộc cùng thực hiện thành công mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
    công bằng, dân chủ, văn minh”
     
Đang tải...