Thạc Sĩ Giải pháp chiến lược để phát triển công ty cổ phần Cảng Đồng Nai đến năm 2020

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Giải pháp chiến lược để phát triển công ty cổ phần Cảng Đồng Nai đến năm 2020


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    - Công ty cổ phần Cảng Đồng Nai tiền thân được thành lập như một doanh
    nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu của Ủy ban nhân dân Tỉnh Đồng Nai, giao cho Sở
    Giao thông Vận tải Đồng Nai quản lý từ năm 1989, Cảng Đồng Nai được chuyển
    đổi thành Công ty cổ phần cảng Đồng Nai (gọi tắt là công ty PDN) vào cuối năm
    2005 theo nghị định số 153/2004/ND-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 08 năm
    2004.
    - Mặc dù công ty PDN đã được thành lập như là một công ty cổ phần nhưng
    công ty vẫn được một sự hỗ trợ mạnh mẽ và kiểm soát từ Tổng công ty phát triển
    khu công nghiệp Biên Hòa (viết tắt là SONADEZI), là cổ đông chi phối nắm giữ
    51% vốn điều lệ của công ty.
    - Công ty PDN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở miền Nam Việt Nam
    gồm thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai, vì
    vậy, tỉnh Đồng Nai là một tỉnh có khu công nghiệp phát triển và tăng trưởng kinh tế
    nhanh với tốc độ cao, đặc biệt đối với vận chuyển hàng hóa.
    - Về vận tải hàng hóa bằng đường biển, đường sông khu vực miền Nam Việt
    Nam với sản lượng rất lớn nhưng công ty PDN chiếm thị phần rất nhỏ, điển hình
    như năm 2011, hàng hóa thông qua tổng số 15 cảng tại miền Nam Việt Nam là 68
    triệu tấn, trong khi đó công ty PDN chỉ chiếm gần 3 triệu tấn, điều này có nghĩa
    rằng thị phần của công ty PDN chỉ đạt 4,4%, mặc dù công ty có lợi thế địa lý so với
    một số đối thủ cạnh tranh khu vực.
    - Tại thị trường phía Nam hiện nay, Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn, Bến
    nghé, Cái Mép, tất cả được biết đến như là công ty xếp dỡ hàng hóa chuyên nghiệp.
    Ngoài ra, có một số cảng tiên tiến có hợp tác với các đối tác nước ngoài về dịch vụ
    xếp dỡ chất lượng cao như Cảng Phú Mỹ, VICT.
    - Kế hoạch hoạt động của công ty PDN làm sao nâng thị phần từ 4,4% lên
    10% vào năm 2015 và lên 15% vào năm 2020 là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn
    trong khi công ty PDN vẫn chưa có chương trình, mục tiêu tiếp thị rõ ràng và hiệu
    quả.
    2
    - Mục đích của nghiên cứu này là phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hoạt
    động tiếp thị cũng như của những đối thủ cạnh tranh hiện đang thống trị về xếp dỡ
    hàng hóa, đồng thời đề xuất giải pháp chiến lược để phát triển của công ty.
    - Chức năng chính của công ty PDN bao gồm xếp dỡ hàng hóa, cho thuê cầu
    cảng, kho bãi và dịch vụ hàng hải khác. Thị phần của công ty hiện nay chỉ là 4,4%,
    trong khi đó thị trường hàng hóa phía Nam là rất hấp dẫn.
    - Với sức mạnh về lợi thế địa lý và sử dụng có hiệu quả năng lực sẳn có của
    mình, công ty PDN có thể tăng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, tăng thị phần
    khu vực phía Nam lên 15% vào năm 2020.
    Hiện nay, công ty PDN chưa có mạng lưới marketing hoạt động tiếp thị hiệu
    quả và thiếu một đội ngũ tiếp thị chuyên nghiệp. Vì vậy, để đạt được mục tiêu nâng
    thị phần 15% vào năm 2020, công ty PDN cần phải có giải pháp chiến lược để phát
    triển.
    2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan
    - Các số liệu và chuyên đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xếp dỡ hàng
    hóa thông qua các cảng khu vực miền Nam Việt Nam.
    - Các số liệu và đặt vấn đề nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực xếp dỡ thông
    qua công ty PDN.
    3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
    Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu sau đây:
    ã Phân tích mạnh và điểm yếu của công ty PDN.
    ã Phân tích tình hình thị trường phía Nam hiện nay để tìm hiểu cơ hội và
    thách thức công ty.
    ã Phân tích hoạt động tiếp thị của công ty PDN hiện tại để xác định điểm
    mạnh và điểm yếu của mình tại thị trường phía Nam.
    ã Kiến nghị giải pháp chiến lược để phát triển của công ty PDN.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    - Đối tượng nghiên cứu: giải pháp chiến lược để phát triển công ty PDN đến
    năm 2020.
    - Đối tượng khảo sát: công ty PDN, các công ty khác hoạt động trong lĩnh
    vực có liên quan.
    ã Phạm vi nghiên cứu
    3
    Nghiên cứu này tập trung vào phân tích tình hình tại công ty PDN về mục
    tiêu, doanh thu, chi phí, sản phẩm, công nghệ, lực lượng lao động và hoạt động tiếp
    thị để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu cũng như các hoạt động tiếp thị hiện nay, phân
    tích các cơ hội và thách thức của thị trường hàng hóa khu vực phía Nam Việt Nam.
    + Không gian nghiên cứu: khu vực phía Nam Việt Nam.
    + Thời gian nghiên cứu: đánh giá thực trạng hiện nay, đề xuất giải pháp
    chiến lược để phát triển của công ty đến năm 2020.
    5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
    Các phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng trong quá trình thực hiện
    đề tài gồm phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp thu thập và phương pháp
    thống kê số liệu, cụ thể như phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm phương pháp
    tổng hợp, phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp phân tích và so sánh
    với mục đích:
    - Hệ thống hoá lý luận, kinh nghiệm của các lĩnh vực và đối tượng nghiên
    cứu, xác định lý luận thực tiễn của luận văn.
    - Phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty PDN.
    - Xây dựng định hướng, mục tiêu cũng như các giải pháp chiến lược để phát
    triển công ty PDN đến năm 2020.
    6. Dự kiến kết quả đạt được của đề tài
    - Đánh giá được thực trạng phát triển của công ty PDN trong giai đoạn trước
    và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty PDN đến năm 2020.
    - Tìm hiểu kinh nghiệm của một số công ty, Tổng công ty trong ngành đang
    sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong giai đoạn trước đây.
    - Đề xuất giải pháp chiến lược để phát triển của công ty PDN đến năm 2020.
    7. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được bố cục với 3
    chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược để phát triển.
    - Chương 2: Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty PDN trong
    thời gian vừa qua.
    - Chương 3: Một số giải pháp chiến lược để phát triển của công ty PDN đến
    năm 2020.
    4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC ĐỂ PHÁT TRIỂN
    1.1. Khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược
    1.1.1. Khái niệm chiến lược
    Chiến lược là tập hợp các quyết định (đường hướng, chính sách, phương
    thức, nguồn lực, ) và hành động để hướng tới mục tiêu dài hạn, để phát huy được
    những điểm mạnh, khắc phục được những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón
    nhận được những cơ hội và vượt qua các nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
    Theo Johnson và Scholes: “chiến lược là việc xác định định hướng và phạm
    vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó tổ chức phải giành được lợi thế
    thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách nhằm
    thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân
    có liên quan đến tổ chức”. Theo định nghĩa này, chiến lược của một doanh nghiệp
    được hình thành để trả lời các câu hỏi sau:
     Hoạt động kinh doanh sẽ diễn ra ở đâu trong dài hạn? (định hướng).
     Hoạt động kinh doanh sẽ cạnh tranh trên thị trường sản phẩm nào và phạm
    vi các hoạt động? (thị trường, phạm vi hoạt động).
     Bằng cách nào hoạt động kinh doanh được tiến hành tốt hơn so với đối thủ
    cạnh tranh trên thị trường? (lợi thế).
     Nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, nhân sự, công nghệ, thương
    hiệu ) cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh? (nguồn lực).
     Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến khả năng cạnh tranh
    của doanh nghiệp? (môi trường).
    Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa
    các hoạt động của một công ty. Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc
    tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau, cốt lõi của chiến lược là “lựa
    chọn cái chưa được làm”. Theo cách tiếp cận này, chiến lược là tạo ra sự khác biệt
    trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chưa được làm (what not to do). Bản chất của
    chiến lược là xây dựng được lợi thế cạnh tranh (competitive advantages), chiến lược
    chỉ tồn tại trong các hoạt động duy nhất (unique activities). Chiến lược là xây dựng
    một vị trí duy nhất và có giá trị tác động một nhóm các hoạt động khác biệt.
    1.1.2. Quản trị chiến lược
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...