Luận Văn Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp Logistics Việt Nam giai đoạn hậu WTO

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài:

    Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả chính là yếu tố
    quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Làm thế nào để đạt được hiệu quả
    trong toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp suốt từ khâu đầu tiên của quá trình sản
    xuất đến khâu cuối cùng trong quá trình phân phối. Logistics ra đời đã giúp doanh
    nghiệp giải quyết vấn đề trên và ngày càng đóng vai trò quyết định đến sự thành bại
    của doanh nghiệp.
    Các doanh nghiệp ngày càng tin tưởng rằng nâng cao hiệu quả và để cải thiện
    năng lực cạnh tranh của họ thì cần phải tập trung toàn bộ năng lực vào những mảng
    mà họ làm tốt nhất và chỉ thực hiện những hoạt động giúp họ gia tăng giá trị cốt lõi
    của mình. Một số doanh nghiệp đang dần nhận ra rằng hoạt động logistics không
    phải là thế mạnh trong kinh doanh của họ và cảm thấy không hài lòng với hiệu quả
    hoạt động của chính bộ phận logistics của mình. Họ gia tăng việc chuyển sang nhà
    cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
    Nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics đã theo chân các nhà đầu tư nước ngoài
    du nhập vào Việt Nam thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi họ đầu tư vào
    Việt Nam thì nhu cầu dịch vụ logistics gia tăng nhanh chóng phục vụ cho vận
    chuyển, lắp đặt cơ sở sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị máy móc, xuất khẩu thành
    phẩm Thị trường dịch vụ logistics ngày càng mở rộng, nhất là khi Việt Nam trở
    thành thành viên chính thức của WTO, nhu cầu về dịch vụ logistics của các công ty
    nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ngày càng gia tăng nhanh chóng. Từ đó đã kéo
    theo sự xuất hiện của hàng loạt các công ty Logistics toàn cầu với tiềm lực tài chính
    mạnh như Maersk, APL, UPS . Hiện nay hoạt động của các công ty này còn hạn
    chế do nhà nước còn bảo hộ, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng cạnh tranh
    và tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ logistics của các công ty logistics nước
    ngoài thông qua hợp đồng đại lý, liên doanh và những khâu nhà nước còn bảo hộ.
    Tuy nhiên khi gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải thực hiện cam kết mở cửa hoàn
    toàn dịch vụ này trong thời hạn 5-7 năm. Sau thời gian này Việt Nam sẽ cho phép
    các công ty logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều
    này đặt doanh nghiệp Việt Nam trước không ít khó khăn trong môi trường cạnh
    tranh gay gắt và không cân sức. Nguy cơ mất thị phần cung ứng dịch vụ logistics
    cho các công ty nước ngoài là không tránh khỏi khi tiềm lực tài chính và cơ sở hạ
    tầng của các doanh nghiệp trong nước yếu kém hơn rất nhiều.
    Với thực tế công tác tại một doanh nghiệp Logistics của Việt Nam, học viên ý
    thức rất rõ những thách thức mà các doanh nghiệp logistics Việt Nam phải đối mặt
    khi thực hiện các cam kết với WTO về dịch vụ logistics. Từ đó học viên mạnh dạn
    xây dựng luận văn tốt nghiệp cao học “Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho
    các doanh nghiệp Logistics Việt Nam giai đoạn hậu WTO

    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    - Nghiên cứu bản chất của dịch vụ logistics, các dịch vụ được cung cấp bởi các
    doanh nghiệp logistics và vai trò của chúng đối với nền kinh tế nói chung, đối với
    các doanh nghiệp nói riêng.
    - Đánh giá môi trường kinh doanh logistics ở Việt Nam hiện nay và thực trạng
    kinh doanh logistics ở các công ty Việt Nam song song với việc đánh giá việc thực
    hiện vai trò của logistics đối với kinh tế quốc gia trước xu thế chung của thế giới từ
    đó đi vào giải quyết những mặt tồn tại của doanh nghiệp logistics Việt Nam trước
    khi đi vào cạnh tranh bình đẳng trong môi trường WTO.
    - Đề xuất giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại giúp cho các doanh nghiệp
    logistics Việt Nam cạnh tranh và phát triển trong môi trường WTO.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu:

    Hoạt động Logistics bao gồm hai quá trình là quản lý logistics trong sản xuất
    và quản lý logistics ngoài sản xuất. Phạm vi bài viết chỉ đi vào nghiên cứu hoạt động
    logistics với tư cách là dịch vụ thuê ngoài. Tuy nhiên logistics là một lĩnh vực rất
    rộng liên quan tới tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nên tác giả chỉ đi sâu vào
    nghiên cứu dịch vụ logistics phục vụ cho hoạt động ngoại thương, vì hiện nay ở
    Việt Nam logistics phục vụ kinh doanh trong nước chưa được sự quan tâm của người
    sử dụng.
    b. Phạm vi nghiên cứu:
    Về chủ thể: Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics là các công ty giao
    nhận của Việt Nam, có khả năng cung ứng một chuỗi các hoạt động logistics phục
    vụ cho xuất nhập khẩu hàng hóa. Còn các chủ hàng với tư cách là người mua dịch
    vụ, tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu ở các công ty xuất nhập khẩu hoạt động ở Việt
    Nam. Bên cạnh đó để minh họa cho những vấn đề tồn tại ở các doanh nghiệp Việt
    Nam tác giả có nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài
    như APL Logistics, MOL Logistics, Nippon Express, Menlo Worldwide và một số
    doanh nghiệp khác.
    Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở các tỉnh thành ngành Logistics tương đối
    phát triển với cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển quốc tế phục vụ logistics ở Việt
    Nam như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội.
    Về thời gian: Do mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phục vụ cho doanh nghiệp
    logistics Việt Nam sau khi thực hiện cam kết WTO nên số liệu thu thập được chủ
    yếu là số liệu sơ cấp trong tháng 7-8 năm 2007 vừa qua. Một số tài liệu liên quan
    được cập nhật đến năm 2005-2006.
    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
    * Phương pháp tư duy: tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và tư duy
    logic trong phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp.
    * Phương pháp phân tích thống kê: bao gồm phân tích dựa trên các dữ liệu thống
    kê được cung cấp từ các nguồn sau:
    - Các số liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
    - Tài liệu của Hiệp Hội Giao Nhận Việt Nam (VIFFAS).
    - Tài liệu nghiên cứu của công ty APL Logistics.
    - Tài liệu nghiên cứu của công ty Business Monitor International Ltd.
    - Nguồn Internet
    * Phương pháp chuyên gia: Trong khi thực hiện đề tài tác giả có tham khảo ý kiến
    của các chuyên gia là những người có công tác lâu năm và có chức vụ tại các công
    ty logistics trong và ngoài nước như Transimex Saigon, Menlo Worldwide (hiện nay
    là UPS), Nippon Express, APL Logistics để thấy rõ được những yếu kém hiện nay
    của các doanh nghiệp trong nước so với các doanh nghiệp nước ngoài, thực trạng
    phát triển của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng như thực hiện các giải
    pháp khả thi cho các doanh nghiệp trong nước.
    * Phương pháp khảo sát điều tra thực tế:
    Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng để thực hiện đề tài, giúp đề tài có
    cơ sở thực tiễn và tính khả thi cao. Tác giả tiến hành điều tra khảo sát với các khách
    hàng (doanh nghiệp xuất nhập khẩu), đối tác (doanh nghiệp logistics) của công ty và
    các đại lý, liên doanh, bạn bè thân hữu. Nhờ vào lợi thế trong ngành và hệ thống đại
    lý của công ty ở các tỉnh thành thực hiện nghiên cứu, tác giả nhận được sự giúp đỡ
    nhiệt tình của các doanh nghiệp thông qua email, điện thoại và fax với kết quả khả
    quan như sau:
    - Nhóm các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là đối tượng phục vụ chủ yếu của các
    doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trên lãnh thổ Việt Nam, số phiếu điều tra
    phát ra là 103 phiếu, thu lại 63 phiếu trong đó có 59 phiếu hợp lệ (đạt 57%).
    - Nhóm các doanh nghiệp logistics ở các tỉnh thành có ngành logistics phát triển
    mạnh như TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Hà Nội với số phiếu phát ra là
    105 phiếu, thu lại 58 phiếu trong đó có 51 phiếu hợp lệ ( đạt 49%).
    5. Điểm mới của đề tài:
    Điểm mới của đề tài là nghiên cứu hoạt động logistics gắn với tiến trình thực
    hiện cam kết WTO, trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu về logistics nhưng chưa có
    đề tài nào nghiên cứu khả năng cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp
    logistics Việt Nam khi thực hiện các cam kết WTO.
    6. Đóng góp của luận văn:
    Dịch vụ logistics là một ngành khá mới ở Việt Nam, hiện nay chưa có một
    công trình nghiên cứu nào chuyên về dịch vụ logistics mà chỉ có sách của PGS.TS.
    Đoàn Thị Hồng Vân chuyên về Quản trị logistics. Với những hiểu biết thông qua
    các tài liệu tham khảo và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tác giả đi vào nghiên cứu
    thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp logistics trong nước và những thách thức
    đặt ra khi những cam kết WTO được thực hiện. Bên cạnh đó trong phạm vi nghiên
    cứu về lĩnh vực logistics tác giả còn đề xuất giải pháp song song cho sự thâm nhập
    thị trường quốc tế của các doanh nghiệp logistics đóng góp cho sự phát triển của
    ngành công nghiệp logistics Việt Nam.
    Những giải pháp được đề xuất tác giả đã hết sức cố gắng giải quyết gắn liền
    với nhu cầu thực tiễn, do vậy có tính khả thi trong giới hạn nhất định. Tác giả hy
    vọng sẽ đóng góp được nhiều vào giải quyết những vấn đề đặt ra cho các doanh
    nghiệp logistics trong nước.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Chương 1: Tổng quan về Logistics .
    Chương 1 tập trung nghiên cứu lý luận về khái niệm Logistics và dịch vụ
    logistics, phân tích vai trò của dịch vụ logistics trong nền kinh tế nói chung và các
    doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh đó chương cũng giới thiệu xu hướng phát triển
    logistics trên thế giới nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu phù hợp với môi trường và
    xu hướng quốc tế.
    Chương 2: Thực trạng hoạt động logistics và những cơ hội, thách thức của các
    doanh nghiệp logistics Việt Nam khi cam kết WTO được thực hiện.
    Nội dung chương 2 khái quát môi trường kinh doanh logistics ở Việt Nam để
    đánh giá được mức độ phát triển của ngành công nghiệp logistics Việt Nam. Song
    song đó, tác giả cũng phản ánh thực trạng cung ứng dịch vụ logistics của các doanh
    nghiệp logistics Việt Nam từ đó đi vào nghiên cứu những mặt tồn tại của họ khi thực
    hiện cam kết WTO làm nền tảng cho việc đề xuất giải pháp mang tính thực tiễn.
    Chương 3: Giải pháp cạnh tranh và phát triển cho các doanh nghiệp logistics
    Việt Nam giai đoạn hậu WTO.
    Nội dung chương tập trung vào việc đề xuất các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi
    mô nhằm giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể cạnh tranh bình đẳng với
    các doanh nghiệp nước ngoài và từng bước phát triển khi không còn hàng rào bảo hộ
    của nhà nước.
     
Đang tải...