Tài liệu Giải mã bí ẩn trong văn bia Tông Đức thế tự bi ở Lương Xá (Chương Mỹ-Hà Nội).

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giải mã bí ẩn trong văn bia Tông Đức thế tự bi ở Lương Xá (Chương Mỹ-Hà Nội).

    Trúc Diệp Thanh

    LNĐ-Sử học là khoa học khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu.Bài viết này dựa trên kết quả khai thác các di bản đời Tây Sơn được phát hiện đầu những năm 70 thế kỷ trước đặc biệt là kết quả giải mã văn bia Tông đức thế tự bi những năm gần đây.Đây là một bài khảo cứu thuần túy khoa học giúp cho việc sáng tỏ một danh tướng Tây Sơn còn ít ngườii biết. Mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn đọc Diễn đàn kiến thức.
    Đầu những năm 70 của thế kỷ trước giới sử học đã phát hiện một số di bản,di vật quý đời Tây Sơn ở Lương Xá (huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ,nay thuộc Hà Nội)gồm có Bộ Đặng gia phả ký trong đó có bộ “Đặng gia phả hệ toản chính thực lục” 6 quyển,có lời đề tựa của danh sĩ Ngô Thì Nhậm (dưới đây gọi tắt là bộ “Đặng tộc phả”)một bản Sắc phong và một tấm bia đá có khắc bài văn bia Tông đức thế tự bi,tất cả bằng chữ Hán đều thuộc niên đại Tây Sơn.Ngoài ra còn có tượng gỗ,chuông đồng ở chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự-huyện Chương Mỹ))có liên quan đến nhân vật được đề cập trong các di bản ở Lương Xá.Ba di bản nói trên đều bằng chữ Hán.được cất giữ ở ba nơi (cùng ở Lương Xá) nhưng có liên quan mật thiết đến một nhân vật có tên trên cả ba di bản Trong số các di bản trên,Bộ Đặng tộc phảSắc phong được dịch và công bố nội dung không có mấy tranh cãi ngoài cách đọc tên nhân vật là một Đô đốc họ Đặng:người thì đọc là “ĐÔNG”(Đặng Tiến Đông”),kẻ thì đọc là “GIẢN”(Đặng Tiến Giản).Tuy nhiên ngay từ ngày xuất hiện bộ “Đặng tộc phả”,do Đặng Đô đốc biên soạn vào cuối thế kỷ 18,tác giả đã cho biết đích xác cách đọc tên của ông qua câu tự thuật ở trang cuối quyển 6 chép về Dận Quận công Đặng Đình Miên (Đặng Tiến Miên),thân sinh của Đặng Đô đốc,cũng là quyển cuối của bộ “Đặng tộc phả”,như sau:
    Phiên âm: “Mậu Ngọ niên, ngủ nguyệt sơ nhị, Quý Sửu thì, sinh đệ bát tử Đông hậu cải Giản, dĩ tự vựng vân: trùng âm tích vũ chi hậu, hốt kiến nhật sắc, cố tri danh yên”.
    Dịch nghĩa: ”Năm Mậu Ngọ (tức năm 1738-TDT) tháng 5, ngày 2, giờ Quý Sửu, sinh con trai thứ 8 (của Dận quận công-TDT)là Đông sau cải đổi thành Giản, ý theo tự vựng nói: sau thời tiết mây mù tích mưa, bổng xuất hiện ánh mặt trời, cho nên lấy đó đặt tên” .
    Tra từ điển hiện đại,tại cuốn “Từ Hải” (NXB Thượng Hải 1989-trang 1580)chữ “Giản” được định nghĩa”trùng âm tích vũ hậu hốt kiến nhật sắc dã”,hoàn toàn trùng khớp với định nghĩa chữ”Giản”trong bộ phả biên soạn từ 200 năm về trước!Đây là bằng chứng lịch sử và cũng là thông điệp của Đặng đô đốc để cho hậu thế biết tên ông lúc sinh ra là“Đông”sau đã đổi tên “Giản”.Tên ông được viết bằng chữ Hán trên cả ba di bản là chữ Giản không nơi nào viết chũ Đông.(chữ Giản khác với chữ Đông ở chỗ chữ Giản có kèm bộ “nhật” trong khi chữ Đông không có bộ “nhật”).Tên ông phải đọc đúng theo di bản là Giản(Đặng Tiến Giản) không thể nào khác!
    Bộ “Đặng tộc phả” chép rất đầy đủ chi tiết thân thế sự nghiệp của 5 vị tiền bối thuộc 5 đời trước của Đặng Tiến Giản.Cả 5 vị đều thuộc hạng đại công thần có công đầu trong sự nghiệp “phù Lê,cự Mạc” khi sống được phong tước quận công khi chết đều được phong Thượng đẳng đại vương.Mỗi cuốn phả chép về một vị theo thứ tự cha truyền con nối với nhiều chi tiết về gia đình,về quá trình cống hiến,cấp hàm được phong theo niên giám,phong cảnh,phong tục các địa phương các vị từng nhậm chức cùng nhiều văn bia,thơ văn,tường thuật các trận triều đình giao đánh dẹp các phong trào nổi loạn là những nội dung có giá trị về văn học,về sử học.Riêng đến đời Đặng Đô đốc,không có một trang nào nói về thân thế,sự nghiệp bản thân.Những thông tin về ông,ngoài câu tự thuật như đã biết còn có một câu cho biết tên,họ chức tước của tác giả ghi trên trang đầu mỗi quyển phả là:” Đô đốc (có quyển ghi là Đại Đô đốc) Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản thống lĩnh hai đạo quân Vũ Thắng,Thiên Hùng ở chi Giáp nhất kính cẩn biên tập”(không nói rõ chức tước này được thụ phong dưới triều đại nào).Với“Đặng tộc phả”,người đọc chỉ biết ông là một võ quan,hậu duệ một dòng họ rất thành đạt thuộc đời Lê trung hưng.Tuy nhiên nhờ có bản “Sắc” và văn bia “Tông đức thế tự bi” mà hậu thế biết thêm về sự nghiệp Đặng Tiến Giản với tư cách là một đại tướng của Tây Sơn,
    -Bản Sắc phong được lập ngày 3 tháng 7 năm Đinh Vị,niên hiệu Thái Đức thứ 10 (tức15/8/1787) cho biết:Đặng Tiến Giản-Đô đốc trấn thủ xứ Thanh Hoa của nhà Lê,giữa năm Đinh Vị (1787) ông đã từ Bắc Hà lặn lội vào Quảng Nam xin yết kiến Nguyễn Huệ,được Huệ ca ngợi,đón tiếp trọng thị,gia phong “chức Đô đốc đồng tri tước Đông Lĩnh hầu vẫn sai giữ trấn Thanh Hoa “(vào thời điểm này Thanh Hoa còn thuộc lĩnh thổ nhà Lê) Nguyễn Huệ còn dự kiến:”năm sau Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà bỏ người này (Đặng Tiến Giản) ai làm được?”.Câu trên cho thấy Nguyễn Huệ đang có kế hoạch tiến quân ra bắc và sẽ trọng dụng Đặng Tiến Giản.Văn bia Tông đức thế tự bi là bằng chứng kế tiếp nói về ý đồ nêu trên của Nguyễn Huệ đã sớm trở thành hiện thực.
    -Tấm bia đá dựng trước chùa Thủy Lâm ở Lương Xá có bài văn Tông đức thế tự bi doPhan Huy Ích biên soạn,Ngô Thì Nhậm nhuận sắc,khắc vào ngày 15 tháng 6 năm Cảnh Thịnh thứ 5 tức ngày 9/7/1797 ( 2 chữ Cảnh Thịnh bị đục bỏ).Văn bia có trên 500 từ chữ Hán,nội dung chủ yếu ca ngợi công đức của Đặng Tiến Giản tri ân đối với các bậc tiền nhân Đặng tộc,song các nhà nghiên cứu đặc biệt chú ý đoạn văn bia đề cập đến công trạng của Đặng Tiến Giản lập sau ngày về với Tây Sơn được phong tước Đông Lĩnh hầu như sau:
    Phiên âm:”Kim triều đại tướng thống Vũ Thắng đạo Thiên Hùng đô đốc Đông Lĩnh hầu Đặng Tiến Giản hệ xuất lệnh tộc giáp nhất chi,Yên quận công chi tôn,Dận quận công chi tử(mất một chữ)thì,hoàng triều Thái tổ Vũ hoàng đế nghĩa thanh chấn bạc quy trú Quảng Nam,công nhất kiến quân môn,mật mông tri ngộ,sủng ban ấn kiếm,ủy thống nhung huy,ngưỡng lại thiên uy,nhất cử đãng định.Mậu Thân (2 chữ bị dục)sơ,bắc binh nam mục,phụng chiếu tiên phong đạo,tiến chiến nhi bắc binh hội,công đương kỵ đương tiên,túc thanh cung cấm.Vũ hoàng giá lâm Thăng Long,sách hành thưởng đặc tứ bản quán Lương Xá xã vĩnh vi thực ấp”.
    Dịch nghĩa:”Vị đại tướng triều ta là đô đốc Đông Lĩnh Hầu Đặng Tiến Giản thống lĩnh về Thiên Hùng trong đạo Vũ Thắng,xuất thân từ chi thứ nhất một họ lớn,cháu cụ Yên quận công,con cụ Dận quận công( ),bấy giờ tiếng tăm nghĩa khí của Thái tổ Vũ Hoàng đế lừng lẫy khắp nơi,ngài đang đóng quân ỏ Quảng Nam, ông một lần vào ra mắt trước cửa quân,nhờ ơn tri ngộ,yêu ban ấn kiếm,giao cho cầm quân.Ngữa nhờ oai trời,một lần cất quân là quét sạch giặc giả. Mậu Thân,năm đầu niên hiệu (2 chữ bị đục)quân bắc nhòm ngó phương nam,ông vâng chiếu lãnh đạo tiên phong tiến đánh quân bắc tan rã,ông một mình một ngựa đi trước vào dẹp yên cung cấm.Vũ Hoàng đế đến Thăng Long xét công phong thưởng,đặc biệt ban cho ông làng quê Lương Xá làm thực ấp vĩnh viễn ”(2)
    Văn bia không nói rõ Đặng Tiến Giản là đại tướng thuộc triều đại nào,đối tượng tác chiến cụ thể là lực lượng quân sự của nước nào? Đây chắc chắn không phải là “sơ suất” của 2 ôngPhan Huy Ích,Ngô Thì Nhậm vốn là những danh sĩ nổi tiếng hay chữ,học rộng vào loại nhất xã hội đương thời.Để lột tả những điều các tác giả biên soạn văn bia muốn gửi cho hậu thế,đương nhiên phải biết đọc chữ Hán nhưng chưa đủ,còn phải có kiến thức sử học nhất là sử Tây Sơn.Trước hết cần biết hai ông Phan,Ngô lập bia để tưởng nhớ Đặng Tiến Giản,người
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...