Luận Văn Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân d

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 13/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Trong những năm trở lại đây, xã hội nước ta ngày càng phát triển kéo theo những quan hệ xã hội nảy sinh và ngày càng phức tạp. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp, các mâu thuẫn, các sự việc xảy ra trong xã hội gia tăng dẫn đến vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến. Trong đó phải kể đến các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Sự phức tạp của các vụ án dân sự thể hiện ở chỗ các tranh chấp dân sự không chỉ đơn thuần trong một lĩnh vực nhất định mà ở trong các lĩnh vực khác nhau như tranh chấp về kinh doanh, thương mại; tranh chấp về lao động; tranh chấp về đất đai; tranh chấp về hôn nhân gia đình, đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho cơ quan có chức năng trong quá trình giải quyết.
    Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, sau Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 ra đời đã góp phần giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự trong những năm gần đây. Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định rõ thẩm quyền, cách thức giải quyết các vụ án dân sự thuộc tất cả các lĩnh vực dân sự khác nhau, khắc phục được một phần lớn những vướng mắc đã gặp phải khi giải quyết các vụ án dân sự.
    Như đã đề cập ở trên, các vụ án dân sự ngày càng có chiều hướng gia tăng, chính vì vậy cần phải áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án này. Một trong những giai đoạn giải quyết đó thì giai đoạn xét xử là giai đoạn rất quan trọng trong thủ tục giả quyết án dân sự. Giải quyết đúng pháp luật là đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự. Trong hoạt động tư pháp thì Tòa án giữ vai trò trung tâm và là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh Nhà nước tiến hành xét xử các vụ án nói chung và sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật nói riêng. Trong những năm qua việc xét xử của Tòa án đã góp phần giải quyết được những tranh chấp về các lĩnh vực dân sự tránh được những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra và đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong các vụ án. Bên cạnh những mặt đạt được trong xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thì còn một số hạn chế trong quá trình áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong quá trình xét xử dẫn đến tình trạng một số án dân sự sơ thẩm không thi hành được trên thực tế, tồn đọng án chưa xử, một số vụ còn dây dưa kéo dài, . làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các đương sự.
    Ở địa bàn huyện Nghĩa Đàn trong những năm gần đây, số vụ án dân sự tăng lên đáng kể. Đặc thù của vụ án dân sự là đa dạng về cả nội dung lẫn hình thức. Chính vì vậy, việc áp dụng pháp luật trong giai đoạn xét xử những vụ án này gặp không ít khó khăn. Hàng năm, Tòa án huyện Nghĩa Đàn đã thụ lý và giải quyết hang chục vụ về lĩnh vực dân sự, góp phần giải quyết được một phần rất lớn các tranh chấp thuộc các lĩnh vực dân sự trên địa bàn, mang lại quyền lợi và lấy lại lợi ích cho những đương sự đã bị mất đi và quan trọng nhất là đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, góp phần xây dựng chế độ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong quá trình xét xử vụ án dân sự thì Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn vẫn còn mắc phải một số thiếu sót dẫn đến một số án còn tồn đọng chưa xét xử kịp thời ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân và ảnh hưởng tới tính nghiêm minh của pháp luật.
    Chính vì những lẽ trên tôi chọn đề tài “Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn” làm khóa luận tốt nghiệp. Qua đề tài này tôi mong muốn làm rõ thêm về trình tự tiến hành trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, tìm ra những bất cập và vướng mắc trong pháp luật cũng như trên thực tiễn và từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự của pháp luật nói chung và thực tiễn tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng.
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    - Mục đích nghiên cứu:
    + Nghiên cứu lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam.
    +Xem xét và đánh giá thực tiễn xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn.
    + Tìm ra những vướng mắc và bất cập trong quá trình vận dụng pháp luật vào thực tiễn xét xử để từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng, đáp ứng nhu cầu cải cách tư pháp của nước nhà.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để thực hiện được những mục đích nêu trên, khóa luận cần phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
    + Đưa ra khái niệm giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, nêu đặc diểm, nội dung và các giai đoạn khác nhau của cả quá trình xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành.
    + Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn và chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế nêu trên.
    + Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử các vụ án dân sự đối với Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    ã Đối tượng nghiên cứu:
    + Là việc xét xử các vụ án dân sự theo pháp luật và thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn.
    ã Phạm vi nghiên cứu:
    + Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo quy định của pháp luật và thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn.
    + Thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm 2011.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
    ã Cơ sở lý luận:
    Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật.
    ã Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgic; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh.
    5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
    - Khóa luận là đề tài nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn của giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật do đó sẽ góp phần nghiên cứu những vấn đề lý luận về giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật, làm phong phú thêm những vấn đề lý luận trong lĩnh vực này.
    - Khóa luận giúp làm rõ thêm những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự và góp phần tìm ra những giải pháp nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong lĩnh vực xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
    - Kết quả nghiên cứu của khóa luận góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật tại các Tòa án nói chung và Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn nói riêng.
    6. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận gồm 2 chương.
    Chương 1: pháp luật Việt Nam về xét xử sơ thẩm vụ án dân sự.
    Chương 2: Thực tiễn xét xư sơ thẩm vụ án dân sự tại TAND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ năm 2008 đến năm 2011.


    MỤC LỤC

    PHẦN MỘT: PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. 4
    5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận 4
    6. Kết cấu của khóa luận 5
    PHẦN HAI: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ 6
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vụ án dân sự. 6
    1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. 7
    1.2. Các giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án dân sự theo pháp luật hiện hành. 7
    1.2.1. Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự 7
    1.2.1.1. Khởi kiện vụ án dân sự. 7
    1.2.1.2. Thụ lý vụ án dân sự. 13
    1.2.2. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự. 18
    1.2.3. Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự 29
    1.3. Một số kinh nghiệm của các địa phương ở tỉnh Nghệ An về xét xử sơ thẩm vụ án dân sự 46
    CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2011 49
    2.1. Thực trạng xét xử các vụ án dân sự 49
    2.1.1. Tình hình và kết quả của xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn từ năm 2008 đến 2011 49
    2.1.2. Thực trạng và nguyên nhân của áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân huyện Nghĩa Đàn từ năm 2008 đến năm 2011 51
    2.1.2.1. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý các vụ án dân sự 51
    2.1. 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giai đoạn chuẩn bị xét xử các vụ án dân sự 53
    2.1.2.3. Thực trạng áp dụng pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự 57
    2.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân qua thực tiễn tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An. 61
    2.2.1. Giải pháp chung. 61
    2.2.2 Giải pháp cụ thể 67
    KẾT LUẬN 71
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...