Tiến Sĩ Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/9/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1.Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
    3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án . 5
    5. Tính mới của luận án . 6
    PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7
    1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 7
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 13
    1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 17
    2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 19
    2.1. Cơ sở lý thuyết 19
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
    3. Kết cấu của Luận án . 23
    PHẦN NỘI DUNG 24
    Chương 1- Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng. 24
    1.1. Khái quát về hợp đồ
    ng và giai đoạn tiền hợp đồng 24
    1.1.1. Khái quát về hợp đồng . 24
    1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng 26
    1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng 30
    1.2. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng . 31
    1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng 31
    1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng . 32
    1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực . 38
    Chương 2- Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng . 51
    2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng 51
    2.1.1. Tầm quan trọng của thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng . 51
    2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật 52
    2.1.3.Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam 63
    2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng . 74
    2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt . 75
    2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung 77
    Chương 3- Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng . 82
    3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng . 82
    3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng . 82
    3.1.2. Hiệ
    u lực của đề nghị giao kết hợp đồng 95
    3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 111
    3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 112
    3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng . 123
    Chương 4- Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng . 134
    4.1. Vô hiệu hợ
    p đồng 135
    4.1.1. Kinh nghiệm nước ngoài . 135
    4.1.2. Theo pháp luật Việt Nam 140
    4.2. Bồi thường thiệt hại 141
    4.2.1. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng 142
    4.2.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng . 146
    4.2.3. Thiệt hại được bồi thường . 150
    4.3. Chế tài khác 154
    4.3.1. Buộc tiếp tục thực hiện 154
    4.3.2. Ch
    ấm dứt, hủy bỏ hợp đồng 155
    KẾT LUẬN 159
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 163


    1.Tính cấp thiết của đề tài
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí. Tuy nhiên, để tạo lập ra
    hợp đồng, các chủ thể phải trải qua một quá trình mà trong đó các bên bày tỏ ý chí với nhau
    bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc cùng nhau xác lập các quyền và
    nghĩa vụ dân sự đối với nhau, xác định từng nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính
    chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn này được gọi là giai đoạn “tiền hợp
    đồng” (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là “giai đoạn ban đầu của việc đàm phán trong đó
    các bên xem xét khả năng giao kết của hợp đồng, thương lượng những điều khoản nhất định
    và tạo những điều kiện cần thiết cho việc giao kết” (precontractual phase).
    Giai đoạn tiền
    hợp đồng là giai đoạn bắt đầu từ việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến
    khi hợp đồng được giao kết. Giai đoạn này dài hay ngắn còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh,
    phụ thuộc vào việc các bên có dành nhiều thời gian vào việc thương lượng hay không.
    Giai đoạn tiền hợp đồng có một ý nghĩa đặc biệt, bởi vì trong giai đoạn này các bên
    chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên
    hệ với các lợi ích gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. Đôi khi, tiến trình đàm phán đòi hỏi phải
    có những chi phí nhất định nên việc không giao kết hợp đồng có thể gây ra thiệt hại cho một
    bên. Việc trao đổi những thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng cũng có tác động nhất định,
    nhất là những thông tin mang tính bảo mật của một bên Do đó, pháp luật cần phải điều
    chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Tuy nhiên, mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong giai
    đoạn tiền hợp đồng được xác định như thế nào vẫn đang là vấn đề chưa có sự thống nhất. Mặc
    dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp đồng, nhưng nhìn chung các



    cách tiếp cận đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm chủ yếu các vấn đề sau đây: các
    nguyên tắc trong giai đoạn tiền hợp đồng; nghĩa vụ của các bên, nhất là nghĩa vụ thông tin
    (bao gồm nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật thông tin) trong giai đoạn tiền hợp
    2đồng; đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; các chế tài áp dụng cho giai đoạn tiền
    hợp đồng.
    Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện, ổn
    định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức, thì giai đoạn tiền hợp đồng và việc điều chỉnh pháp luật đối
    với giai đoạn tiền hợp đồ
    ng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là
    một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
    Các nguyên tắc nào điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng? Các bên có nghĩa vụ cung cấp thông
    tin trong giai đoạn tiền hợp đồng không? Bên có được các thông tin mang tính bảo mật được
    trao đổi trong giai đoạn tiền hợp đồng có trách nhiệm bảo mật không? Thông tin các bên thu
    được ở giai đoạn tiền hợp đồng cần được xử lý như thế nào? Nếu một bên gây thiệt hại cho
    bên kia trong giai đoạn tiền hợp đồng thì xử lý theo cơ chế nào? Đây là những vấn đề vẫn
    chưa có câu trả lời rõ ràng trong pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, một số vấn đề về đề nghị giao
    kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong pháp luật hiện hành Việt Nam
    cũng thể hiện bất cập. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam kết hợp với
    tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn
    thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về
    lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong
    pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực
    tiễn, các quy định của pháp luật Việt Nam về tiền hợ
    p đồng, kết hợp so sánh với pháp luật
    nước ngoài và văn bản quốc tế, luận án đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể để hoàn
    thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp
    đồng.
    Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong Bộ luật dân sự năm 2005 và
    trong một số quy định chuyên biệt (có thể vận dụng cho cả giai đoạn tiền hợp đồng) như quy
    định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm nhưng các quy
    định chuyên biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất
     
Đang tải...