Tiểu Luận Giai đoạn của cách mạng khoa học công nghệ, của Kinh tế thị trường hiện đại và của toàn cầu hoá

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Khi đánh giá những thành tựu kinh tế đã đạt được, chúng ta không thể không nhắc đến sự đóng góp to lớn của hoạt động ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng. Với ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi .của nước ta, chúng ta càng có điều kiện để phát triển nền kinh tế quốc dân, trong đó xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng.
    Trong những năm qua, kể từ khi nước ta thực hiện chính sách đổi mới do Đảng ta khởi sướng và lãnh đạo, hoạt động xuất khẩu của nước ta đã không ngừng đi lên và khẳng định được vị trí xứng đáng của mình trong phát triển kinh tế. Xuất khẩu không những góp phần tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất trong nước, tạo cơ sở vật chất để mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại mà còn thúc đẩy phân công lao động trong nước, mở rộng và làm phong phú thị trường nội địa phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
    Tuy nhiên, thực tế cho chúng ta thấy, hoạt động ngoại thương của ta còn nhỏ bé và manh mún, hàng hoá xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, chưa qua chế biến, hoạt động đầu tư còn kém hiệu quả, trình độ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của thế giới, đời sống của người lao động còn khó khăn .Cho nên, bước sang thời kỳ phát triển mới- thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật và công nghệ hiện đại, thời kỳ của nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin, thời kỳ của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phân tích thực trạng để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và phù hợp với yêu cầu phát triển mới. Bởi vì, đây là vấn đề mang tính thời sự, đòi hỏi phải được tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn một cách nghiêm túc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tạo đà vững chắc đưa đất nước Việt Nam đi lên với thế và lực mới.
    Quá khứ của một thời nghèo đói, lạc hậu đã khép lại. Giờ đây, chúng ta có thể khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã chọn là phù hợp với qui luật từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn. Gần 20 năm đổi mới đã trôi qua, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn trên tất cả các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, khoa học – kỹ thuật .Song, trước mắt chúng ta vẫn đang mở ra biết bao cơ hội và thời cơ lớn đan xen những khó khăn và thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải vượt qua, phải không ngừng phấn đấu để có thể gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, mang lại nguồn sinh khí mới về cho đất nước, cho dân tộc Việt Nam. Vậy, trong chặng đường tiếp theo mỗi chúng ta phải làm gì và phải làm như thế nào dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam để nền kinh tế nước ta có bước phát triển nhanh và bền vững hơn, chất lượng và hiệu quả cao hơn, sớm thoát khỏi nhóm nước nghèo và có đủ sức cạnh tranh giành thắng lợi trong hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020?
    Đề tài “Các biện pháp nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” trong quá trình toàn cầu hoá được nghiên cứu dưới đây sẽ là câu trả lời cho vấn đề đó.
    Nội dung của đề tài gồm:
    ã Chương I: Sự cần thiết phải sản xuất và đẩy mạnh
    xuất khẩu hàng hoá của việt nam
    ã Chương II: Thực trạng sử dụng các biện pháp nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của việt nam
    ã Chương III: Định hướng của Đảng và Nhà nước và các giải pháp nhằm khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong thời gian tới.

    Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, T.S Nguyễn Hữu Khải đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho em những kiến thức quí báu để em hoàn thành khoá luận này.




























    CHƯƠNG I
    SỰ CẦN THIẾT PHẢI SẢN XUẤT VÀ ĐẨY MẠNH
    XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM

    I Một số vấn đề lý luận liên quan đến việc khuyến khích sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
    1. Khái niệm

    Quá trình phát triển và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc ta chống lại ách thực dân đô hộ và đế quốc để giải phóng và thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc Việt Nam.
    Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta từ một nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, trình độ phát triển thấp, hoạt động theo cơ chế hành chính kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp, do đó không có tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, xuất hiện tham nhũng bóc lột Trong tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước chuyển đổi cơ chế trong nông nghiệp, công nghiệp, làm cho sản xuất nước ta được khôi phục và khởi sắc.
    Để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế được thuận lợi hơn, Hội nghị Trung ương khoá VI đã ra Nghị quyết 02 vào tháng 4 năm 1987 nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực của việc đổi tiền và điều chỉnh giá năm 1985 không thành công dẫn đến lạm phát phi mã trên 700%. Sự kiện này đã mở đường cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI của Đảng về đổi mới kinh tế, là chuyển từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế với 2 đặc trưng: đặc trưng về tính kế hoạch và đặc trưng về cơ chế thị trường. Tiếp đó Đại hội VIII đã xác định rõ hơn là “nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nứơc theo định hướng XHCN ”(1)và tới Đại hội IX thì khẳng định “nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ”.
    Trên thế giới, kinh tế thị trường đã được xác lập và đạt tới độ trưởng thành ở Anh khi CNTB đã đứng vững trên hai chân của mình với sự thành công của cuộc cách mạng công nghiệp vaò đầu thế kỷ XIX. Cho tới nay, kinh tế thị trường với tư cách là một hệ kinh tế trưởng thành, đã có lịch sử trên 200 năm. Cùng với tiến trình phát triển kinh tế thị trường, khoa học kinh tế không những đã đi sâu vaò bản chất, vào những qui luật kinh tế của sự vận động của kinh tế thị trường mà còn đưa ra nguyên lý thuần hoá điều tiết kinh tế thị trường trong mối quan hệ với ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Trong thời đại khoa học trở thành lực lượng sản xuất (LLSX), thì khoa học kinh tế trong việc cung cấp những nguyên lý, những cơ sở cho việc thuần hoá kinh tế thị trường, giúp ổn định tăng trưởng và phát triển kinh tế, đã thực sự trở thành LLSX to lớn.
    Như vậy quá trình chuyển đổi từ sự phát triển cổ điển sang phát triển hiện đại trải qua 3 giai đoạn(10): giai đoạn của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường hiện đại và của toàn cầu hoá. Sự chuỷên biến này làm thay đổi sâu sắc và căn bản trong tiến trình kinh tế của thế giới và tạo lập nên thời đại phát triển hiện đại. Sự phát triển mới này làm cho những nước chậm phát triển có cơ hội trong việc phát triển nhảy vọt nhanh chóng, đẩy lùi cái lạc hậu kém phát triển vào dĩ vãng.
    Để hoà chung với tốc độ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã từng bước xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế–xã hội phù hợp với từng thời kỳ phát triển của mình, đồng thời tạo nên một môi trường pháp lý thuận lợi hấp dẫn giới đầu tư đưa nền kinh tế của nước ta bước vào bệ phóng tăng trưởng, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT), tạo điều kiện mở rộng thị trường, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
    Công cuộc đổi mới kinh tế, CNH-HĐH đất nước của Việt Nam diễn ra trong lúc toàn cầu hoá (TCH), khu vực hoá (KVH) đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ quốc tế hiện đại. TCH, KVH có tác dụng hỗ trợ bổ sung cho nhau, trong đó các nước trên thế giới đều đang tiến hành điều chỉnh chính sách kinh tế theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới xoá bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm làm cho việc trao đổi hàng hoá, .lưu chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn.
    Dưới tác động của xu thế này, nhiều tổ chức kinh tế thương mại toàn cầu và tổ chức liên khu vực đã ra đời như: WTO ra đời năm1994 với 132 thành viên, chiếm hơn 90% giá trị thương mại của thế giới, EU năm 1951 với 15 thành viên, ASEAN năm 1967 với 6 thành viên, APEC năm 1989 với 18 thành viên, chiếm 56% GDP và 46% thương mại thế giới, NAFTA năm 1992, AFTA năm 1993 ., và các tam giác phát triển khác(20). Sự ra đời của các tổ chức này làm cho bầu không khí của thế giới đã một thời “băng giá” được hâm nóng lên, tạo nên một thế giới hoà bình, hợp tác và phát triển .
    Nhận thức được những lợi thế quan trọng trong việc tham gia vào quá trình HNKTQT là tạo dựng được thế và lực trong thương mại quốc tế, tạo dựng được môi trường phát triển kinh tế do được hưởng những ưu đãi thương mại, Việt Nam đã thực sự “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hướng mạnh về xuất khẩu (XK) ”.
    Vậy, chúng ta có thể hiểu “XK là việc bán hàng hoá và dịch vụ ra nước ngoài”(12).
    -
    [​IMG]
     
Đang tải...