Tài liệu Giai cấp tư sản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu á

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIAI CẤP TƯ SẢN TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Ở CHÂU Á

    A.MỞ ĐẦU

    Bước vào thời cận đại, sau các cuộc phát kiến địa lý của người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Nhiều vùng đất mới trên thế giới được người châu Âu phát hiện trong đó có châu Á là một trong những châu lục phong phú về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    Đây là những điều kiện thuận lợi để chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thị trường là nhu cầu cấp thiết và là nơi chủ yếu để cung cấp nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ. Vì vậy mà chủ nghĩa thực dân phương Tây chạy đua, cạnh tranh gay gắt trong việc xâm lược và đặt ách thống trị ở các quốc gia châu Á. Song song với quá trình xâm lược của thực dân phương Tây là phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Á để bảo vệ độc lập và chủ quyền của dân tộc mình.
    Tuy nhiên mỗi dân tộc mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cũng như phong trào đấu tranh của các giai cấp trong xã hội mà việc lựa chọn đường lối đấu tranh, hình thức đấu tranh, giai cấp lãnh đạo trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cho phù hợp và ở mỗi nước cũng có sự khác nhau.
    B. NỘI DUNG
    1. Khái quát chung về giai cấp tư sản châu Á
    1.1. Khái niệm về giai cấp tư sản
    Theo từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông thì giai cấp tư sản được định nghĩa như sau: là một giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, chiếm hữu tư liệu sản xuất, làm chủ nhà máy và xí nghiệp tiến hành bóc lột sức lao động thặng dư của công nhân. Giai cấp tư sản mâu thuẫn đối kháng với giai cấp công nhân.
    1.2. Sự hình thành và phát triển của giai cấp tư sản châu Á.
    1.2.1. Điều kiện ra đời và sự hình thành của giai cấp tư sản châu Á
    Trước khi bị thực dân phương Tây các nước ở chấu Á là những quốc gia có độc lập chủ quyền, chế độ phong kiến ngự trị lâu đời bên cạnh đó ở một số quốc gia vẫn đang còn ở tình trạng thị tộc bộ lạc. Khi thực dân phương Tây xâm nhập rồi xâm lược thì các quốc gia ở châu Á lần lượt đánh mất chủ quyền của dân tộc (bên cạnh đó vẫn có một số nước giữ được độc lập chủ quyền).
    Tuy nhiên khi bị xâm lược nhà nước phong kiến và giai cấp phong kiến cũng như đông đảo quần chúng nhân dân các nước châu Á đã đứng lên chống lại sự xâm lược của của thực dân phương Tây để bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.
    Khi đã bị đặt ách thống trị, phong trào đâu tranh của giai cấp cũ cũng như giai cấp mới xuất hiện trong xã hội bùng nổ mạnh mẽ. Và đây cũng là buổi chuyển giao giữa cái “cũ” và cái “mới” giữa cái tiến bộ của phương Tây và cái lạc hậu của phương Đông. Xã hội có những chuyển biến quan trọng về nhiều mặt: sự xuất hiện của giai cấp mới, tầng lớp mới, sự phân hóa của giai cấp cũ, sự chuyển biến về kinh tế văn hóa làm cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á càng phong phú hơn. Trong bối cảnh xã hội có nhiều sự thay đổi từ bên trong và những yếu tố mới từ bên ngoài đưa vào thì tất yếu sẽ có sự thay đổi mới.
    Một trong những yếu tố mới từ bên ngoài là sự xâm nhập của kinh tế tư bản bên ngoài và sự phát triển của kinh tế dân tộc đã thúc đẩy nhanh chóng nền kinh tế tiểu nông ở các nước châu Á. Đồng thời sự hình thành và phát triển của nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa là tiền đề vật chất cho những tư tưởng mới mang tính chất tiến bộ ra đời, đó là hệ tư tưởng của giai cấp tư sản dân tộc. Dù những yếu tố kinh tế TBCN ở các quốc gia xuất hiện sớm hay muộn thì đến cuối thế kỉ XIX đầu XX giai cấp tư sản đã xuất hiện ở hầu hết các nước. Sự ra đời của giai cấp tư sản đồng hành cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    Trước khi giai cấp tư sản châu Á ra đời hầu hết các quốc gia ở châu Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Tuy nhiên trong quá trình xâm lược của thực dân phương Tây thì sự du nhập của nền kinh tế của các nước thực dân đã làm xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN ở một số nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, chính những mầm mống kinh tế TBCN cùng với việc thống trị của CNTD đã làm xuất hiện giai cấp tư sản. Trong điều kiện xã hội thuộc địa, chịu sự cai trị của thực dân thì những yếu tố tư bản bên ngoài cũng theo chân quá trình khai thác thuộc địa du nhập vào mặt khác cùng với nền kinh tế phong kiến dần dần bị phá vỡ dẫn đến việc hình thành nền kinh tế mới trong chế độ cai trị của thực dân xâm lược.
    Cùng với sự phát triển này, những tầng lớp tư sản đầu tiên đã xuất hiện. Sớm nhất là một số tư sản mại bản đứng ra bao thầu các bộ phận kinh doanh của các nước thực dân phương Tây như thầu làm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...