Tiểu Luận Giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu của cách mạng

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu


    Cũng như mọi hiện tượng xã hội khác, giai cấp công nhân là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử cụ thể và cùng với sự phát triển của lịch sử, cũng luôn phát triển với những biểu hiện và đặc trưng mới trong từng giai đoạn nhất định.
    Sự phát triển của đại công nghiệp không những đã làm tăng thêm số lượng người vô sản mà còn tập hợp họ lại thành một tập đoàn xã hội rộng lớn, thành giai cấp vô sản hiện đại.
    Chính vì vậy, một kết luận rút ra là, giai cấp công nhân hiện đại gắn liền với sự phát triển của nền đại công nghiệp, nó là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp và lớn lên cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp đó.
    Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là một trong những giai cấp cơ bản, chủ yếu đối lập với giai cấp tư sản là giai cấp bị giai cấp tư sản tước đoạt hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản để sống, bị bóc lột giá trị thặng dư. Họ là người được tự do về thân thể và có quyền bán sức lao động tuỳ theo cung - cầu hàng hoá sức lao động. Đây là giai cấp bị bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá về vật chất và tinh thần. Sự tồn tại của họ phụ thuộc vào cung - cầu hàng hoá sức lao động, phụ thuộc vào kết quả sức lao động của chính họ. Họ phải tạo ra giá trị thặng dư, nhưng giá trị thặng dư lại giai cấp tư sản chiếm đoạt.
    Dứơi chủ nghĩa tư bản, C. Mác và Ph. Ăngghen đã định nghĩa rằng, “giai cáp vô sản là giai cấp những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc bán sức lao động của mình để sống”.
    Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm nhưng công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ là hai tiêu chí cơ bản để xác định phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
    - Một là, về phương thức lao động, phưong thức sản xuất, đó là người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá ngày càng cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp.Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của mọi tầng lớp công nhân.
    - Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân, chúng ta phải xem xét trong hai trường hợp sau:
    + Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa thì giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt. Chính căn cứ vào tiêu chí này mà người công nhân dưới chủ nghĩa tư bản được gọi là giai cấp vô sản.
    + Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức, bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hoá. Như vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm thặng dư do họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
    Căn cứ vào hai tiêu chí cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp công nhân như sau:
    Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền đại công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuấtcó tính chất xã hội hoá ngày càng cao, là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại ngày nay.
    Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết về giá trị thặng dư, đã chứng minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
    Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản,giai cấp công nhân chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bóc lột bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hưũ về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng toàn thể nhân loại. Vì thế V.I.LÊNIN có câu: “Giai cấp công nhân là lực lượng hàng đầu của cách mạng”.

    I. Khái niệm giai cấp công nhân


    1. Quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin


    Để hiểu rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, trước hết cần làm rõ khái niệm giai cấp công nhân. Chính C.Mác và Ph.ăngghen đã chỉ rõ: "Vấn đề là ở chỗ giai cấp vô sản thực ra là gì, và phù hợp với sự tồn tại ấy của bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử" .


    C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của mình, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp . như những cụm từ đồng nghĩa để biểu thị một khái niệm giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.


    Dù khái niệm giai cấp công nhân có nhiều tên gọi khác nhau như thế nào đi nữa thì theo C. Mác và Ph. Ăngghen vẫn chỉ mang hai thuộc tính cơ bản:


    - Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.


    C. Mác và Ph. Ăngghen đã nêu: "Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp" ; "Công nhân cũng là một phát minh của thời đại mới, giống như máy móc vậy . Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công nghiệp hiện đại" .


    - Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đó là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới chế độ tư bản chủ nghĩa nên C.Mác và Ph.Ăngghen còn gọi giai cấp công nhân là giai cấp vô sản.


    Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù.


    Căn cứ hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể coi những người lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp là công nhân. Còn những người làmcông ăn lương phục vụ trong các ngành khác như y tế, giáo dục, văn hoá, dịch vụ (không liên quan trực tiếp đến sản xuất công nghiệp) . là những người lao động nói chung, đang được thu hút vào tổ chức công đoàn nghề nghiệp, nhưng không phải là công nhân.


    Sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, không còn ở địa vị giai cấp bị bóc lột nữa, mà nó đã trở thành giai cấp thống trị, giai cấp lãnh đạo cuộc đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới, đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động, làm chủ những tư liệu sản xuất cơ bản đã được công hữu hoá. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân có đặc trưng chủ yếu nhất bằng thuộc tính thứ nhất; còn về thuộc tính thứ hai nếu xét toàn bộ giai cấp, thì giai cấp công nhân đã là người làm chủ, nhưng trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế, thì còn có một bộ phận công nhân làm thuê trong các doanh nghiệp tư nhân. Những người này về danh nghĩa tham gia làm chủ cùng toàn bộ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng xét về mặt cá nhân, họ vẫn là những người làm công, ăn lương và với những mức độ nhất định, họ vẫn bị những chủ sở hữu tư nhân bóc lột về giá trị thặng dư.


    2. Định nghĩa giai cấp công nhân


    Những quan điểm của C. Mác và Ph. ăngghen về hai thuộc tính cơ bản của giai cấp công nhân cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Căn cứ hai thuộc tính cơ bản nói trên, chúng ta có thể định nghĩa:


    Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay.


    Ở các nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.





    II. Nội dung và điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...