Tiểu Luận Giải bải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Dạng toán “Giải bải toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình” ở chương trình đại số lớp 8, lớp 9 trong trường THCS là một dạng toán tương đối khó đối với học sinh. Do đặc trưng cuả loại toán này thường là loại toán có đề bài bằng lời văn và thường được kết hợp giữa toán học, lý học và hoá học
    Hầu hết các bài toán có dữ liệu giằng buộc lẫn nhau buộc học sinh phải có suy luận tốt mới tìm được mối liên quan giữa các đại lượng để lập được phương trình hoặc hệ phương trình.
    Trong phân phối chương trình toán ở trường THCS thì ở lớp 8 học sinh mới được học khái niệm về phương trình, nhưng việc giải phương trình đã có trong chương trình toán từ các lớp dưới với mức độ và yêu cầu đơn giản hơn.
    Đặc thù riêng của loại toán này là hầu hết các bài toán đều được gắn liền với nội dung thực tế. Vì vậy mà việc chọn ẩn thường là những đại lượng có liên quan đến thực tế. Do đó khi giải bài toán học sinh thường mắc sai lầm là thoát ly khỏi thực tế dẫn đến quên điều kiện của ẩn số. Học sinh không khai thác hết mối quan hệ giằng buộc trong thực tế từ những lý do dẫn đến hầu hết học sinh rất ngại giải dạng toán này. Mặt khác trong quá trình giảng dạy cho học sinh do điều kiện khách quan giáo viên chỉ dạy cho học sinh truyền thụ theo sách giáo khoa mà chưa biết phân loại dạng toán, chưa khai thác được phương pháp giải cho mỗi dạng toán, do kỹ năng phân tích, tổng hợp của học sinh còn yếu vì thế trong quá trình đặt ẩn , mỗi liên hệ giữa các số liệu trong bài toán dẫn đến lúng túng trong việc giải dạng toán này.
    Vì thế muốn giải được bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình điều quan trọng là phải biết diễn đạt những mối liên hệ trong bài toán thành những quan hệ toán học. Do vậy nhiệm vụ của những người thầy là phải dạy cho học sinh cách dẫn giải bài tập. Vì vậy khi hướng dẫn cho học sinh học về giải dạng toán bằng cách lập PT, hệ PT phải dựa trên các nguyên tắc sau:
    + Yêu cầu về giải bài toán
    + Quy tắc giải bài toán về cách lập phương trình
    + Phân loại dạng toán dựa vào quá trình biến thiên của các đại lượng ( tăng giảm, thêm bớt )
    + Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đại lượng dẫn đến lập được PT, hệ PT dễ dàng.
    Với mong muốn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy về dạng toán “ Giải bài toán bằng cách lập PT, hệ PT” vì thế tôi đã chọn đề tài “ Dạy giải bài toán bằng cách lập PT, hệ PT”
    Trong quá trình giảng dạy tại trường THCS tôi không ngừng học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, từ tài liệu tham khảo, đặc biệt là được sự hướng dẫn tận tình của Giáo sư Lê Mậu Hải – Giảng viên khoa Toán - Tin trường ĐHSP Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...