Tiểu Luận giá trị thặng dư

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI GIỚI THIỆU




    Việc ứng dụng những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại đã thúc đẩy lực lượng sản xuất ở những nước tư bản chủ nghĩa phát triển, nhờ đó không những các tập đoàn tư bản độc quyền thu được lợi nhuận siêu ngạch cao mà đời sống của những người lao động tại nghiệp cũng được cải thiện và hình thành tầng lớp trung lưu trong xã hội.

    Trước thực tế đó, cộng thêm sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung quan liêu ở Liên Xô và Đông Âu, nhiều người nghi ngờ tính đúng đắn của khoa học kinh tế chính trị Mác- Lênin, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư “hòn đá tảng” trong các học thuyết kinh tế của Mác.

    Những người phản bác học thuyết giá trị thặng dư tấn công vào “hòn đá tảng” này bằng nhiều luận điểm khác nhau. Phê phán những luận điểm đó, chúng ta tập trung vào việc nghiên cứu máy móc và lao động trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư để giải thích quan niệm trên.



    PHẦN I: NỘI DUNG GÍA TRỊ THẶNG DƯ

    1) Lao động thặng dư:

    Mác nói: “Nếu không có một năng suất nào đó của lao động thì sẽ không có một thời gian rỗi như thế cho ngươì lao động, nếu không có một thời gian rỗi như thế thì cũng không có lao động thặng dư. Và do đó cũng không có nhà tư bản, và lại càng không có chủ nô. Nói tóm lại là không có giai cấp đại sở hữu”.

    Chỉ khi nào nhờ lao động của mình mà con người thoát được cái trạng thái súc vật lúc ban đầu của mình, do đó chỉ khi nào bản thân lao động của con người đã được xã hội hoá đến một mức nào đó thì khi đó mới xuất hiện những mối quan hệ trong đó lao động thặng dư của người này trở thành điều kiện sinh tồn của người khác.

    Vậy lao động phải có một mức độ năng suất nào đó, trước khi nó có thể bị kéo dài ra quá thời gian tất yếu cần cho người sản xuất để nuôi sống mình. Nhưng dù mức độ của năng suất cao thấp thế nào chăng nữa, năng suất đó cũng không bao giờ lại là nguyên nhân sinh ra giá trị thặng dư cả. Nguyên nhân đó bao giờ cũng là lao động thặng dư, vô luận phương thức bóp nặn lao động thặng dư là như thế nào chăng nữa.

    1) Giá trị thặng dư:

    Nếu việc coi giá trị chỉ là thời gian lao động đã cô đọng lại, chỉ là lao động đã vật hoá là rất quan trọng để nhận thức được giá trị nói chung thì việc coi giá trị thặng dư chỉ là thời gian lao động thặng dư đã cô đọng lại. Chỉ là lao động thặng dư đã vật hoá, cũng quan trọng như để nhận thức giá trị thặng dư.

    Vì giá trị của tư bản khả biến bằng giá trị sức lao động mà tư bản đã mua, vì giá trị sức lao động ấy lại quyết định phần cần thiết của ngày lao động. Còn giá trị thặng dư thì lại do phần thặng ra trong ngày lao động quyết định cho nên giá trị thặng dư so với tư bản khả biến cũng bằng lao động thặng dư so với lao động cần thiết hay tỷ suất giá trị thặng dư.

    m lao động thặng dư

    v lao động cần thiết

    Cả hai vế của tỷ số này biểu thị cùng một tỷ lệ dưới những hình thái khác nhau, trong một trường hợp thì dưới hình thái lao động đã vật hoá, trong trường hợp khác thì dưới hình thái lao động đang vận động.

    Bây giờ nếu chúng ta so sánh quá trình tạo ra giá trị với quá trình làm tăng giá trị thì chúng ta sẽ thấy rằng quá trình làm tăng giá trị chẳng qua cũng chỉ là quá trình tạo ra giá trị được keó dài quá một điểm nào đó. Nếu quá trình tạo ra giá trị chỉ kéo dài đến cái đIểm mà ở đó giá trị sức lao động do tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới thì đó là quá trình giản đơn tạo ra giá trị mà thôi. Còn nếu như quá trình tạo ra giá trị vân được tiếp diễn quá điểm đó thì nó trở thành một quá trình làm tăng giá trị.

    Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá. Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá.

    PHẦN II: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:

    có rất nhiều biện pháp và hình thức để sản xuất giá trị thặng dư. C.Mác khái quát thành hai phương pháp chủ yếu là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

    1) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: là cái giá trị thặng dư do chỉ đơn thuần kéo dài ngày lao động ra mà có được. Kéo dài ngày lao động ra quá thời gian tất yếu mà người công nhân dùng để cung cấp một vật ngang giá cần cho người đó sống và đem lao động thặng dư đó cho tư bản, như thế là sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối. Sự sản xuất đó là cơ sở chung cho chế độ tư bản chủ nghĩa và là điểm xuất phát để sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối.

    Trong việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối đó, ngày lao động chia thành hai phần: lao động tất yếu và lao động thặng dư. Để kéo dài lao động thặng dư ra, lao động tất yếu tất sẽ bị rút ngắn lại bằng những phương pháp khiến người ta sản xuất một vật ngang giá với tiền công mà lại mất ít thời gian hơn. Việc sản xuất ra giá trị thặng dư tuyệt đối chỉ ảnh hưởng đến thời gian lao động mà thôi, còn việc sản xuất ra giá trị thặng dư tương đối thì lại làm biến đổi hoàn toàn các biện pháp kỹ thuật và các kết hợp xã hội của lao động. Như vậy là nó phát triển cùng với phương thức sản xuất thực sự tư bản chủ nghĩa.

    2) Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: là cái giá trị thặng dư mà trái lại có được là do rút ngắn thời gian lao động tất yếu và do sự thay đổi tương xứng trong lượng tương đối của hai phần hợp thành ngày lao động.

    Ví dụ có một ngày lao động mà chúng ta đã biết giới hạn và ngày lao động đó chia thành lao động tất yếu và lao động thặng dư. Đường thẳng ac


    đại biểu chẳng hạn cho một ngày lao động 12 giờ, phần ab là 10 giờ lao động tất yếu và phần bc là 2 giờ lao động thặng dư. Nếu không kéo dài ac ra thì làm thế nào mà có thể tăng việc sản xuất ra giá trị thặng dư lên được. Dù lượng ac là cố định nhưng bc hình như có thể kéo dài ra được, nếu không phải bằng cách kéo dài bc ra ngoài điểm cố định c - điểm này đồng thời cũng là điểm tận cùng của ngày lao động thì ít ra cũng phải bằng cách lùi điểm xuất phát b về phía a.



    Giả dụ trong đường thẳng bb’ bằng một nửa bc nghĩa là bằng một giờ lao động. Nếu bây giờ trong ac, điểm b bị đẩy lùi về phía b’ thì lao động thặng dư trở thành b’c, tăng lên một nửa, tăng từ 2 giờ lên 3 giờ dù toàn bộ ngày lao động vẫn luôn chỉ tính là 12 giờ. Tuy nhiên, việc kéo dài lao động thặng dư ra như thế từ bc thành b’c, từ 2 giờ lên đến 3 giờ cũng không sao thực hiện được, nếu không rút ab thành ab’, rút lao động tất yếu từ 10 giờ xuống 9 giờ.

    Như vậy là việc rút ngắn lao động tất yếu tương xứng với việc kéo dàI lao động thặng dư hay là một phần thời gian lao động mà tư trước đến nay người công nhân vẫn dùng trong thực tế cho bản thân mình, sẽ biến thành thời gian lao động cho nhà tư bản. Thế là giới hạn của nhà tư bản sẽ không thay đổi, nhưng sự phân chia lao động thành lao động tất yếu và lao động thặng dư sẽ thay đổi.

    Sự tăng lên của sức sản xuất hay năng suất của lao động chúng ta hiểu nói chung là sự thay đổi trong cách thức lao động. Một sự thay đối làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá sao cho một số lượng lao động ít hơn mà lại còn được một sức sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng hơn. Khi chúng ta nghiên cứu giá trị thặng dư do kéo dài lao động ra mà có, thì chúng ta giả định là đã biết phương thức sản xuất rồi.

    Nhưng nếu muốn kiếm giá trị thặng dư bằng cách biến lao động tất yếu thành lao động thặng dư mà tư bản vẫn cứ giữ y nguyên những cách thức lao động cổ truyền và chỉ biết có đơn thuần kéo dài thời gian lao động ra thôi thì không đủ nữa. Muốn thế thì trái lại tư bản phải cải biến những điều kiện kỹ thuật và điều kiện xã hội, nghĩa là phải cải biến phương thức sản xuất. Chỉ có thế thì tư bản mới tăng năng suất lao động lên được, do đó mà hạ giá thấp giá trị của sức lao động xuống và cũng do đó mà rút ngắn thời gian cần thiết để tái sản xuất ra giá trị sức lao động đó.

    Muốn cho việc nâng cao năng suất lên làm cho giá trị sức lao động hạ thấp xuống, thì việc đó phải được thực hiện trong những ngành công nghiệp sản xuất ra những sản phẩm quyết định giá trị của sức lao động đó. Nghĩa là, những ngành công nghiệp cung cấp hoặc những hàng hoá cần thiết cho đời sống của công nhân, hoặc những tư liệu để sản xuất ra hàng hoá đó.

    Việc tăng năng suất lao động, trong khi làm cho giá cả những hàng hoá đó hạ xuống, thì đồng thời cũng làm cho giá trị của sức lao động hạ xuống. Ngược lại, trong những ngành công nghiệp không cung cấp những tư liệu sinh hoạt, cũng không cung cấp những yếu tố vật chất của những tư liệu sinh hoạt đó, thì năng suất tăng lên cũng không làm ảnh hưởng gì đến giá trị của sức lao động cả.

    Một hàng hoá mà giá rẻ đi, thì chỉ làm giảm giá trị sức lao động theo tỷ lệ nhiều ít mà hàng hoá đó được dùng để tái sản xuất ra sức lao động đó. áo sơ mi chẳng hạn là một vật cần thiết bậc nhất, nhưng cũng còn nhiều vật cần thiết bậc nhất khác nữa. Giá áo sơ mi hạ xuống thì chỉ giảm bớt chi tiêu của người công nhân để mua cái vật cá biệt đó thôi. Tổng số những vật cần thiết cho đời sống chỉ gồm có những hàng hoá như thế do các ngành công nghiệp khác nhau sản xuất ra.

    Giá trị của từng hàng hoá thuộc loại đó là một phần của giá trị sức lao động, toàn bộ phần giảm đi của giá trị sức lao động đó thì được đo bằng tổng số thời gian mà lao động tất yếu đã được rút ngắn đi trong tất cả các ngành sản xuất đặc biệt. Kết quả cuối cùng ở đó, chúng ta coi như là kết quả trực tiếp và mục đích trực tiếp. Khi một nhà tư bản hạ thấp giá áo sơ mi xuống, chẳng hạn bằng cách nâng cao năng suất lao động lên thì không nhất thiết nhà tư bản có ý định làm giảm bớt giá trị của sức lao động và do đó rút ngắn ngày lao động mà người công nhân dùng để làm việc cho bản thân.

    Nhưng rút cục lại chỉ có góp phần làm cho đạt được kết quả đó, nhà tư bản mới giúp cho việc nâng tỷ suất chung của giá trị thặng dư lên được. Phải phân biệt những xu hướng chung và tất yếu của tư bản với những hình thức biểu hiện của những xu hướng đó.

    Việc quy định giá trị theo thời gian lao động là một quy luật bắt buộc đối với nhà tư bản dùng những phương pháp cải tiến vì quy luật đó buộc anh ta phải bán hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá đó. Đó là quy luật cưỡng bức của cạnh tranh, nó bắt buộc những kẻ cạnh tranh với nhà tư bản phải dùng phương thức sản xuất mới. Vậy là tỷ suất chung của giá trị thặng dư rút cục chỉ bị ảnh hưởng, khi việc nâng cao năng suất lao động làm hạ thấp giá cả của những hàng hoá nằm trong phạm vi những tư liệu sinh hoạt cấu thành những yếu tố của giá trị sức lao động.

    Do chạy theo giá trị thặng dư và cạnh tranh cũng như do sự tác động của quy luật giá trị, các nhà tư bản luôn luôn tìm cách thay đổi đIều kiện sản xuất theo hướng ngày một tối ưu để hạ giá trị cá biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị xã hội. Nhà tư bản nào làm được điều đó sẽ thu được phần giá trị thặng dư trội hơn giá trị thặng dư bình thường của xã hội gọi là giá trị thặng dư siêu ngạch.

    PHẦN III : TỶ SUẤT VÀ KHỐI LƯỢNG GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

    Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật biểu hiện bản chất của phương thức sản xuất, phản ánh mục đích và phương hướng của nền sản xuất. Giá trị thặng dư xét về mặt bản chất chứ không xét về mặt lượng sản phẩm thặng dư là một phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản. Trong mọi xã hội những sản phẩm thặng dư bán trên thị trường đều có giá trị, nhưng ở chủ nghĩa tư bản thì giá trị của sản phẩm thặng dư mới là giá trị thặng dư. Do đó, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản.

    Nội dung của quy luật là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê. Là nhà tư bản , hắn ta chỉ là tư bản đã được nhân cáh hoá, linh hồn hắn ta và linh hồn của tư bản chỉ là một. Mà tư bản thì chỉ có một xu hướng tự nhiên, một động cơ duy nhất, nó cố tăng lên, cố tạo ra giá trị thặng dư, cố dùng phần bất biến của nó tức là những tư liệu sản xuất để thu hút cho được một khối lượng lao động thặng dư nhiều nhất.

    Khi xã hội ở vào hình thái mà về mặt kinh tế không phải giá trị trao đổi mà là giá trị sử dụng chiếm ưu thế, thì lao động thặng dư ít nhiều bị hạn chế bởi phạm vi những nhu cầu nhất định. Nhưng tính cách của chính ngay nền sản xuất thì không gây nên một sự thèm khát cao độ về lao động thặng dư. Nhưng vấn đề là phải thu được giá trị trao đổi dưới hình thái riêng biệt của nó bằng cách sản xuất ra vàng và bạc.

    3. Mặt lượng của giá trị thặng dư:

    Nếu như mặt chất của giá trị thặng dư phản ánh bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì mặt lượng của giá trị thặng dư sẽ phản ánh mức độ của sự bóc lột ấy. Mặt lượng được biểu hiện thông qua hai phạm trù là tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.

    3.1. Tỷ suất giá trị thặng dư:

    Tỉ suất giá trị thặng dư là tỉ số tính theo % giữa giá trị thặng dư m và tư bản khả biến v cần để sản xuất ra giá trị thặng dư đó, tức là tỉ số theo đó tư bản khả biến tăng thêm giá trị. C.Marx ký hiệu tỷ xuất giá trị thặng dư là m', công thức tính:

    m'=(m/v) *100%

    Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân: Trình độ cao hay thấp (hay giá trị thặng dư nhà tư bản chiếm được từ lao động của công nhân nhiều hay ít) được biểu hiện qua tỷ lệ % của m'. Nó chỉ rõ trong tổng thể giá trị mới do sức lao động tạo ra công nhân được hưởng bao nhiêu và nhà tư bản chiếm bao nhiêu. Tỷ suất giá trị thặng dư cũng chỉ rõ trong một ngày lao động phần thời gian lao động thặng dư t' mà công nhân làm cho nhà Tư Bản bằng bao nhiêu phần trăm so với phần thời gian lao động tất yếu t mà họ làm cho mình. Vì vậy tỉ suất giá trị thặng dư còn được tính bằng công thức:

    m'=(t/t')*100%

    Dưới góc độ kinh tế m' nói lên hiệu quả sử dụng lao động sống. Nếu m'=100% nghĩa là nhà tư bản bỏ ra v đồng để trả lương cho công nhân thì thu được giá trị thặng dư m=v (đồng). Xu hướng phát triển là nhà tư bản không ngừng gia tăng m' hay nâng cao trình độ bóc lột. Một ví dụ về tỉ suất giá trị thặng dư bình quân trong các ngành công nghiệp Mĩ tăng lên như sau:

    Năm Tỷ suất giá trị thặng dư trung bình

    1955 129%

    1960 306,3%

    1963 351%



    1970 400%

    1980 465%

    những năm 80 500%

    Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản. Tuy nhiên nó không biểu hiện lượng tuyệt đối của sự bóc lột ấy mà chúng ta phải nghiên cứu một khái niệm thứ hai đó là khối lượng giá trị thặng dư.

    3.2. Khối lượng giá trị thặng dư:

    Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến V đã được sử dụng, ký hiệu là M. Công thức tính:

    M=m'*V

    Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột. Nó cho thấy số lượng giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được trong một thời gian sản xuất nhất định. Trong công thức tính khối lượng giá trị thặng dư thì m/v phản ánh quy mô bóc lột theo chiều sâu, v là lượng xác định vì tiền công của công nhân là không đổi tính trong khoảng thời gian ngắn và các điều kiện nhất định. Còn V là tổng tư bản khả biến, đại biểu cho tổng số công nhân được sử dụng. Nó phản ánh quy mô bóc lột theo chiều rộng

    3.Sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất của tư bản thương nghiệp

    Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông.

    Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.

    Sự phân chia lợi nhuận của hai tư bản này được thể hiện như sau:

    Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và gia mua hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị của nó và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó.

    Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có số tư bản là 800 trong đó chia thành (700c + 100v). Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là:

    700c + 100v + 100m= 900

    Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là:

    P'cn= (100/800) *100%= 12,5%

    Cũng giả sử một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra một số tư bản là 200 để mua hàng hoá của nhà tư bản công nghiệp . Vì nhà tư bản thương nghiệp ứng tư bản để kinh doanh nên phải có lợi nhuận và do đó tỷ suất lợi nhuận có sự tham gia của tư bản thương nghiệp sẽ là:

    [100/(800+ 200)] *100% = 10%

    Theo tỷ suất lợi nhuận này, nhà tư bản thương nghiệp chỉ thu được lợi nhuận là:

    800*10% = 80

    và lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:

    200*10% = 20

    Như vậy tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá với giá thấp hơn giá trị của nó, cụ thể là:

    700c +100v + 80m = 880

    Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán đúng giá trị của hàng hoá là:

    880 + 20 = 900

    Như vậy là tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp có sự thoả hiệp để cùng nhau bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động trong sản xuất.

    PHẦN IV : SẢN XUẤT GTTD DƯỚI CHẾ ĐỘ TBCN

    Để hiểu rõ được sự bóc lột giá trị thặng dư của người lao động trong sản xuất ta phải đi tìm hiểu nguyên nhân của việc tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp, hay tư bản thương nghiệp chấp nhận làm thay tư bản công nghiệp trong hoạt động lưu thông.

    Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho nhà tư bản thương nghiệp. Tại sao nhà tư bản công nghiệp lại nhường cho nhà tư bản thương nghiệp phần lợi nhuận đó. Có điều này là bởi vì tư bản thương nghiệp chỉ hoạt động trong lĩnh vực lưu thông, đó là một khâu, một giai đoạn của quá trình sản xuất, không có giai đoạn đó thì quá trình tái sản xuất không thể tiếp diễn được liên tục. Hơn nữa, hoạt động trong lĩnh vực này nếu không có lợi nhuận thì nhà tư bản thương nghiệp không thể tiếp tục đảm nhiệm công việc đó. Vì vậy, xuất phát từ lợi ích kinh tế của nhà tư bản thương nghiệp mà nhà tư bản công nghiệp nhường cho họ một phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, tư bản thương nghiệp cũng góp phần vào việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho tư bản công nghiệp tập trung đẩy mạnh sản xuất, đẩy nhanh quá trình chu chuyển tư bản và do vậy làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận.

    Sự phân chia lợi nhuận của hai tư bản này được thể hiện như sau:

    Lợi nhuận thương nghiệp là số chênh lệch giữa giá bán và gia mua hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhà tư bản thương nghiệp bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó, mà là nhà tư bản thương nghiệp mua hàng hoá thấp hơn giá trị của nó và khi bán thì anh ta bán đúng giá trị của nó.

    Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có số tư bản là 800 trong đó chia thành (700c + 100v). Giả sử tỷ suất giá trị thặng dư là 100% thì giá trị hàng hoá sẽ là:

    700c + 100v + 100m= 900

    Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp sẽ là:

    P'cn= (100/800) *100%= 12,5%

    Cũng giả sử một nhà tư bản công nghiệp bỏ ra một số tư bản là 200 để mua hàng hoá của nhà tư bản công nghiệp . Vì nhà tư bản thương nghiệp ứng tư bản để kinh doanh nên phải có lợi nhuận và do đó tỷ suất lợi nhuận có sự tham gia của tư bản thương nghiệp sẽ là:

    [100/(800+ 200)] *100% = 10%

    Theo tỷ suất lợi nhuận này, nhà tư bản thương nghiệp chỉ thu được lợi nhuận là:

    800*10% = 80

    và lợi nhuận thương nghiệp sẽ là:

    200*10% = 20

    Như vậy tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hoá với giá thấp hơn giá trị của nó, cụ thể là:

    700c +100v + 80m = 880

    Còn tư bản thương nghiệp sẽ bán đúng giá trị của hàng hoá là:

    880 + 20 = 900

    Như vậy là tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp có sự thoả hiệp để cùng nhau bóc lột giá trị thặng dư của những người lao động trong sản xuất.



    PHẦN V :Ý NGHĨA CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU:

    - Về mặt lý luận thì khẳng định sự tiến bộ của lịch sử, sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Do lực lượng sản xuất phát triển, năng suất lao động cao.

    - Vạch rõ thực chất sự bóc lột cho dù giữ nguyên hay rút ngắn ngày lao động

    - ý nghĩa thực tiễn, trong điều kiện nước ta để có vốn, tích luỹ để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì sử dụng cả biện pháp tăng cường độ, kéo dài ngày lao động, tăng năng suất lao động. Trong đó tăng năng suất lao động là biện pháp cơ bản lâu dài vì nó không vấp phải giới hạn



    PHẦN KẾT LUẬN

    Kinh tế thị trường luôn gắn liền với các phạm trù, các quy luật kinh tế của nó, trong đó có phạm trù “giá trị thặng dư”, vì vậy, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay thì sự tồn tại của phạm trù “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan. Do đó, việc nghiên cứu về “giá trị thặng dư” là một điều cần thiết.

    Qua sự trình bày, phân tích mặt chất và mặt lượng của giá trị thặng dư như trên, có thể đi đến kết luận: “giá trị thặng dư là cái chung cho những xã hội có thời gian lao động vượt khỏi thời gian lao động tất yếu”, nó không phải là phạm trù riêng của CNTB, sự tồn tại của “giá trị thặng dư” là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Phạm trù “giá trị thặng dư” có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, phát triển cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, cũng như việc cải thiện đời sống của nhân dân. Việc nghiên cứu lý luận giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn, phân biệt giữa giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phát triển kinh tế, nền sản xuất xã hội phải sản xuất ra giá trị thặng dư đồng thời phải phân phối lượng giá trị thặng dư ấy một cách công bằng loại bỏ sự bóc lột trong xã hội; áp dụng quá trình sản xuất giá trị thặng dư: kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất tạo ra giá trị thặng dư vào nền sản xuất xã hội ở nước ta trong giai đoạn này, khẳng định việc phát triển chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư là quá trình đúng đắn để phát triển đất nước; từ việc nghiên cứu này còn giúp Đảng và Nhà nước xây dựng những chủ trương phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo công bằng xã hội.



    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1. Bộ “Tư bản” quyển I tập 2

    2. Nghị quyết Đại hội Đảng VII, VIII, IX

    3. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác – Lênin

    4. Tạp chí kinh tế và phát triển

    5. Tạp chí cộng sản

    6. Tạp chí phát triển kinh tế

    7. Tạp chí nghiên cứu phát triển

    8. Tạp chí lý luận chính trị

    9. Thời báo kinh tế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...