Tiểu Luận Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Tiểu Luận Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư

    PHẦN I : MỞ ĐẦU

    Theo đánh giá của V.I Lênin, lí luận giá trị thặng dư là “hòn đá tảng của học thuyết kinh tế của Mác” và học thuyết kinh tế của C. Mác là “nội dung căn bản của chủ nghĩa Mác”. Để đạt mục đích làm giàu tối đa của mình nhà tư bản đã mua sức lao động của công nhân kết hợp với tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, thu về giá trị thặng dư . Nhưng nhà tư bản bao giờ cũng chỉ trả một phần giá trị sức lao động cho người công nhân thông qua hình thức tiền lương và bóc lột giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong quá trình sản xuất.
    Trong xã hội tư bản, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các quan hệ sản xuất của xã hội đó. Giá trị thặng dư, phần giá trị do lao động của công nhân làm thuê sáng tạo ra ngoài sức lao động và bị nhà tư bản chiếm không, phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó. Giá trị thặng dư do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn gốc làm giàu của giai cấp các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Toàn bộ hoạt động của nhà tư bản hướng đến tăng cường việc tạo ra giá trị thặng dư thông qua hai phương pháp cơ bản là tạo ra giá trị thặng dư tuyệt đối và tạo ra giá trị thặng dư tương đối.
    Do vậy, sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là nội dung chính của quy luật giá trị thặng dư. Nó tác động đến mọi mặt của xã hội tư bản. Nó quyết định sự phát sinh, phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự thay thế nó bằng một xã hội khác cao hơn, là quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
    Việc nghiên cứu phạm trù giá trị thặng dư và các phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư có ý nghĩa quan trọng, là chìa khóa dẫn đến những vấn đề khác trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giá trị thặng dư - Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư” cho bài tiểu luận của mình.
    Do thời gian có hạn, nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vậy tôi kính mong các quí thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

    PHẦN II
    LÍ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

    I- PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ:
    1- Sự chuyển hoá tiền tệ thành tư bản:
    Mọi tư bản lúc đầu đều biểu hiện dưới hình thái một số tiền nhất định. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản, mà tiền chỉ biến thành tư bản khi được sử dụng để bóc lột lao động của người khác.

    PHẦN III: KẾT LUẬN
    Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là sản xuất ra giá trị sử dụng, mà là sản xuất ra giá trị thặng dư, là nhân giá trị lên. Theo đuổi giá trị thặng dư bằng bất cứ thủ đoạn nào là mục đích, động cơ thúc đẩy sự hoạt động của mỗi nhà tư bản, cũng như của toàn bộ xã hội tư sản. Sản xuất ra giá trị thặng dư quả thực là động lực vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. C.Mác viết: “ Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm giàu, là nhân giá trị lên, làm tăng giá trị, do đó bảo tồn giá trị trước kia và tạo ra giá trị thặng dư”.
    Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, các nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân làm thuê không phải bằng cưỡng bức siêu kinh tế (roi vọt), mà bằng cưỡng bức kinh tế (kỷ luật đói rét) dựa trên cơ sở mở rộng sản xuất, phát triển kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng cường độ lao động và kéo dài ngày lao động.
     
Đang tải...