Luận Văn Giá trị quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Mục lục
    Trang
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    Chương I- Giá trị quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp 3
    I- Đất đai là một tài sản 3
    1- Vai trò của tài sản đất đai 3
    2- Đặc điểm của tài sản đất đai 5
    3- Đất đai là một tài sản 8
    II- Giá trị quyền sử dụng đất là tài sản thế chấp 9
    1- Vai trò là tài sản thế chấp giá trị quyền sử dụng đất 9
    2- Phân loại các mục đích sử dụng đất đem thế chấp 13
    3- Cơ sở xác định giá thế chấp 15
    4- Hình thức thế chấp tài sản đất đai 20
    Chương II – Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện
    thế chấp giá trị quyền sử dụng đất 21
    I- Quyền thế chấp là một quyền lợi của người sử dụng 21
    1- Trong Luật Đất đai 21
    2- Trong Luật Dân sự 23
    3- Các loại văn bản liên quan 23
    II- Tình hình thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất ở nước ta 26
    III- Một số giải pháp 31
    KẾT LUẬN 34
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 35


    Chương IGiá trị quyền sử dụng đất và tài sản thế chấp

    I- ĐẤT ĐAI LÀ MỘT TÀI SẢN
    1- Vai trò của tài sản đất đai
    Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
    Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm sứ.
    Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú và đa dạng. Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó.
    Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Tuy vậy đối với từng ngành cụ thể của nền kinh tế quốc dân, đất đai có vị trí khác nhau. Đối với ngành nông nghiệp (theo nghĩa rộng) đất đai có vị trí đặc biệt. Nó không những là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng và thông qua sự phát triển của sản xuất trồng trọt mà cung cấp thức ăn cho gia súc; là nơi chuyển dần hầu hết tác động của con người vào cây trồng. Vì vậy, đất đai được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh nông nghiệp được gọi là ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Không có ruộng đất, không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, nó vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
    Ruộng đất là đối tượng lao động. Trong quá trình phát triển sản xuất xã hội, đất đai vẫn luôn là đối tượng lao động. Để thu được nhiều nông sản phẩm, con người cùng với những kinh nghiệm và khả năng lao động với những phương pháp khác nhau tác động tích cực vào ruộng đất bằng hàng loạt các quá trình lao động như: cày bừa, làm cỏ, chăm sóc Mục đích của hoạt động đó là nhằm thay đổi chất lượng ruộng đất, tạo ra những điều kiện thuận lợi để sản xuất và tăng nông sản phẩm.
    Trong nông nghiệp, ruộng đất cũng là tư liệu lao động. Con người lợi dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hoá học, sinh học và các tính chất khác để tác động lên cây trồng.
    Như vậy, quá trình lao động của con người trong lĩnh vực nông nghiệp gồm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là hoạt động của người lao động biến đất đai có độ màu mỡ thấp thành đất đai có độ màu mỡ cao hơn, giai đoạn kế tiếp là giai đoạn mà con người sử dụng chất dinh của đất để tác động lên cây trồng. Quá trình sản xuất nông nghiệp (trong ngành trồng trọt) là quá trình khai thác, sử dụng đất. Bởi vậy không có ruộng đất thì không thể có hoạt động sản xuất nông nghiệp.
    Trong ngành công nghiệp (trừ ngành khai khoáng), đất đai làm nền tảng, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Muốn xây dựng một nhà máy, trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà làm việc, đường sá đi lại trong nội bộ Tất cả những cái đó là cần thiết trước tiên để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
    Sự phát triển nhanh chóng của các nganh công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng, các nhà máy mới tăng lên làm tăng số lượng diện tích đất đai dành cho yêu cầu này.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp là sự phát triển của các ngành xây dựng, các công trình dân cư đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...