Thạc Sĩ Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁNVÀ GIÁ TRỊ
    PHÁP LÝ CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN . .

    5
    1.1 Lý luận chung về hoạt động kiểm toán. 5
    1.2 Báo cáo kiểm toán và giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán 17
    1.3 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán theo thông lệ quốc tế 24
    Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN VÀ PHÁP LUẬT
    VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    28
    2.1 Thực trạng các qui định pháp luật về báo cáo kiểm toán ở Việt Nam hiện nay


    28
    2.2 Thực tiễn hoạt động và sử dụng báo cáo kiểm toán ở Việt Nam hiện nay . 33
    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
    LUẬT VỀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .

    47
    3.1 Phương hướng hoàn thiện . 48
    3.2 Giải pháp hoàn thiện 48
    KẾT LUẬN . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 69



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    Luật KTĐL Luật kiểm toán số 67/2011/QH12 ban hành
    ngày 29 tháng 3 năm 2011
    KTV Kiểm toán viên hoặc kiểm toán viên hành nghề
    IFAC International Federation Accoutantant
    Committee







    1
    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã và đang có sự phát triển nhanh
    chóng, các Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big four) đều có mặt và hoạt động tại
    Việt Nam. Các chủ thể tham gia kiểm toán cũng hết sức đa dạng, không chỉ ở các
    doanh nghiệp FDI như trước đây mà hoạt động kiểm toán dần đã trở thành nhu cầu
    trong công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp với các qui mô, thuộc các thành phần
    kinh tế khác nhau. Cùng với sự gia tăng nhu cầu về kiểm toán của xã hội, các cơ quan
    chức năng cũng đã có những thành tựu vượt bậc trong công tác đảm bảo môi trường
    pháp lý cho hoạt động kiểm toán đó là việc ban hành Luật kiểm toán độc lập, hệ thống
    các chuẩn mực kiểm toán đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập và hàng loạt các văn bản
    pháp lý có liên quan đến hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm soát, thúc đẩy hoạt
    động kiểm toán nói riêng. Đặc biệt là với việc trở thành thành viên liên kết của Hiệp
    hội kế toán quốc tế (IFAC) từ tháng 11/2015 đã khảng định sự phát triển và thừa nhận
    quốc tế đối với tổ chức nghề nghiệp kiểm toán của nước ta. Tuy nhiên trên thực tế việc
    hiểu và sử dụng kết quả kiểm toán của các đối tượng sử dụng thông tin được kiểm toán
    cũng như trách nhiệm giải trình của kiểm toán viên đối với ý kiến của mình vẫn còn
    hạn chế, thực tế đó phản ánh thực trạng công tác kiểm toán nhiều khi chỉ là hình thức
    hoặc thủ tục theo qui định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực
    trạng này là do chưa có sự nhận thức đầy đủ về tính pháp lý của ý kiến của kiểm toán
    viên và các chế tài đảm bảo giá trị pháp lý đó. Trước thực tế đó, việc nghiên cứu làm
    sáng tỏ giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán cả về mặt lý luận và những đánh giá thực
    trạng trong việc đảm bảo giá trị pháp lý đó là hết sức cần thiết. Do vậy việc nghiên cứu
    đề tài “ Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán” là đề tài có ý nghĩa lớn về lý luận và
    thực tiễn.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Để có thông tin đánh giá về kết quả đã nghiên cứu về báo cáo kiểm toán tại Việt
    Nam nói chung và giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán nói riêng, tác giả tiến hành
    khảo sát (trao đổi trực tiếp với các giảng viên ở khoa giảng dạy về kiểm toán tại một 2
    số trường đại học lớn ở VN và Hội kiểm toán viên hành nghề tại Việt Nam) đồng thời
    tìm kiếm trên mạng Internet với các từ khoá “Báo cáo kiểm toán”; “giá trị pháp lý của
    báo kiểm toán” .
    Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo về kiểm toán đã được khảo sát gồm:
    1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân –Viện Kế toán, kiểm toán
    2. Học viện Tài chính
    3. Đại học Huế
    4. Đại học kinh tế TP HCM
    5. Đại học Thương mại Hà Nội
    6. Đại học Ngoại Thương
    7. Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA)
    Qua nội dung trao đổi với các cán bộ làm công tác giảng dạy và phụ trách trực
    tiếp môn kiểm toán đều được xác nhận rằng chưa có các đề tài thuộc hệ đào tạo cử
    nhân, luận văn bậc cao học hoặc luận án tiến sỹnghiên cứu về Báo cáo kiểm toán hoặc
    Giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán. Đồng thời cũng chưa có các đề tài khoa học ở
    cấp khoa, cấp trường cũng như cấp bộ nào về Báo cáo kiểm toán hoặc giá trị pháp lý
    của Báo cáo kiểm toán được thông qua và công bố.
    Tại Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) cũng chưa ghi nhận có công
    trình nghiên cứu chính thức nào được thông qua nghiên cứu về Báo cáo kiểm toán.
    Tìm kiếm trên Internet với các từ khoá như nêu trên cũng chưa có đề tài nào có
    tên tương tự được tìm thấy.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của Luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giá trị pháp lý
    của báo cáo kiểm toán; phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về giá trị
    pháp lý của báo cáo kiểm toán theo pháp luật Việt Nam; để từ đó đề xuất các phương
    hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật giá trị pháp lý của báo cáo kiểm
    toán ở nước ta hiện nay.
    Để thực hiện mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán; 3
    - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
    theo pháp luật Việt Nam;
    - Phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về giá trị pháp lý
    của báo cáo kiểm toán ở Việt Nam;
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm
    toán ở Việt Nam hiện nay
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài “Giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán” có đối tượng nghiên cứu là báo
    cáo kiểm toán của kiểm toán viên độc lập trong hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt
    Nam. Hoạt động kiểm toán chủ yếu được đề cập đến là kiểm toán báo cáo tài chính, từ
    đó mở rộng ra các đối tượng kiểm toán khác làm sáng tỏ về giá trị pháp lý của báo cáo
    kiểm toán nói chung về các phương diện lý luận cũng như thực tiễn, bao gồm các dấu
    hiệu nhận diện và cơ sở đánh giá về giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán.
    5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật, để làm sáng tỏ các
    luận điểm của đề tài, tác giả tiến hành thu thập và xử lý thông tin, tài liệu dựa trên
    phương pháp tổng hợp và phân tích trong suốt quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở các
    thông tin có được từ thực tiễn hoạt động kiểm toán của tác giả, kết hợp với kết quả
    khảo sát, so sánh, đối chiếu với các qui định của pháp luật theo các giai đoạn và thời
    kỳ khác nhau, tác giả tổng hợp và hệ thống hoá theo các tiêu chí phù hợp với mục đích
    nghiên cứu.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
    - Luận văn hệ thống và đưa ra quan điểm về giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm
    toán bao gồm các dấu hiệu nhận diện và tiêu chí đánh giá về giá trị pháp lý của Báo
    cáo kiểm toán
    - Đánh giá thực trạng về giá trị pháp lý của Báo cáo kiểm toán thông qua thực
    trạng sử dụng báo cáo kiểm toán trong các hoạt động quản lý điều hành của các cơ
    quan chức năng của nhà nước và trong việc xử lý các mối quan hệ kinh tế trong nội bộ
    và giữa các tổ chức kinh tế. - Đưa ra các kiến nghị nhằm đảm bảo và nâng cao giá trị pháp lý của Báo báo
    cáo kiểm toán
    7. Cơ cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được kết cấu thành 3 chương.
    Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm toán và giá trị pháp lý của báo cáo kiểm
    toán
    Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm toán và pháp luật về báo cáo kiểm toán ở Việt
    Nam hiện nay
    Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về báo cáo kiểm toán ở
    Việt nam hiện nay.
     
Đang tải...