Luận Văn Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia


    A. MỞ ĐẦU
    1. Mục đích, lý do chọn đề tài
    Ở bất kì một dân tộc nào, kiểu truyện cổ tích cũng chiếm một số lượng đông đảo trong các nền văn học. Từ những lời kể của bà, lời ru của mẹ, đã đưa tôi đến với những câu truyện cổ ngày xửa ngày xưa, sự hình thành và nguồn gốc của thế giới ra sao. Con người của chúng ta khởi nguyên như thế nào.
    Với sự phát triển chóng mặt của xã hội công nghiệp hóa ngày nay, mọi thứ đều biến đổi theo guồng quay của xã hội. Tôi lại muốn trở về với những câu chuyện cổ, nó như ru tôi vào giấc ngủ thần tiên của ngày thơ ấu, tôi càng không muốn mình bị cuốn vào dòng đời ngược xuôi hối hả của cuộc sống hôm nay. Tôi muốn tìm về nơi trầm lắng hay sự nhập mình vào những câu truyện cổ, cùng phiêu lưu đấu tranh cho sự tồn tại của loài người. Nhưng tôi càng không muốn mình bị khuôn vào không gian chật hẹp. Tôi yêu cổ tích nước tôi và những gì thuộc về nó. Thế nhưng trong tôi luôn muốn phóng tầm mắt của mình ra với văn học thế giới. Khi đó tôi sẽ được tiếp nhận và hiểu rõ hơn nữa những câu truyện cổ của nước bạn. Và cũng rất ngẫu nhiên tôi đã đến với nền văn học Campuchia nói chung và truyện cổ tích nói riêng.
    Từ đó, tôi có thể tìm hiểu được sự khác nhau và những nét tương đồng giữa truyện cổ Campuchia với truyện cổ nước tôi như thế nào. Bên cạnh những nét tương đồng về chủ đề, ở từng truyện cụ thể, còn chứa đựng những sắc thái, tư tưởng riêng. Mỗi một nền văn học ở những nước khác nhau lại chứa đựng những tư tưởng và quan niệm sống khác.
    Mặc dù tôi vẫn chưa có nhiều điều kiện để có thể đến với truyện cổ Campuchia một cách sâu sắc nhưng đọc những câu truyện như: truyện Mục Đồng Vương, Chàng Cơm Cháy, Nàng Ca Cây, Hạnh Phúc và Bất Hạnh, chàng trai mặc áo bẹ chuối, Thỏ trắng thông minh, thằng nói dối, Tum Tiêu .,tôi càng bị thu hút bởi sức hấp dẫn, bởi nội dung của tác phẩm luôn khiến tôi phải suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống thời hồng hoang.
    Điều tôi mong ước là có thể bằng sự hiểu biết của mình đem đến cho truyện cổ có được một góc nhìn mới mẻ hơn bằng sự tìm tòi khám phá. Mỗi câu truyện đều đọng lại trong tôi những dư vị rất khác nhau. Đó là những nét độc đáo, mới lạ và đầy tính bất ngờ.
    Để khám phá chiều sâu của truyện cổ Campuchia tôi đã chọn cho mình một nét khám phá mới. Đó là giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Dù cho truyện cổ đã khác xa với những gì chúng ta chứng kiến hôm nay. Do đó chúng tôi chọn đề tài này với mong muốn đóng góp thêm một ý kiến về vấn đề này.
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
    Có thể nói rằng sự tiếp cận nền văn học Campuchia mà đặc biệt là truyện cổ đã khiến tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu đề tài này. Văn học Campuchia là một nền văn học không hề lớn. Do đó các nhà nghiên cứu cũng chỉ dừng lại ở một số nét khái quát về nền văn học nói chung như:
    -Lưu Đức Trung (1998), văn học Đông Nam Á, NXB Giáo dục, Hà Nội. Đã nghiên cứu về tình hình văn học Campuchia theo từng giai đoạn phát triển lịch sử như: Văn học dân gian, văn học viết, văn bia, rồi văn học hiện đại. Để từ đó chúng ta có thể hiểu được đôi nét về nền văn học Campuchia.
    -Vũ Tuyết Loan (1986), tuyển tập văn học Campuchia, NXB Văn học Hà Nội. Giới thiệu sơ lược về văn học Campuchia và những câu truyện cổ như: Tình mẫu tử, Nêang Cantoc và Nêang SongAnCat.
    Hầu hết quốc gia nào cũng có nền văn học dân gian với những câu truyện cổ hấp dẫn lôi cuốn người đọc vào một thế giới kỳ ảo,hoang đường, thể hiện ước mơ cần được gửi gắm. Truyện cổ tích lôi cuốn chúng ta vào những nỗi niềm vui khổ, vào không khí đấu tranh chống cường quyền của những con người bị áp bức.
    Cho đến nay, chúng ta chưa thể hiểu biết được một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo truyện cổ Campuchia, bởi lẽ tư liệu còn quá ít ỏi. Cổ tích kể về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân tộc, sự tích các tên núi, tên sông, lại là một minh chứng nữa về trí tưởng tượng phong phú về thế giới tinh thần đa dạng của dân tộc Campuchia.
    Càng đi sâu vào khám phá đề tài này, càng làm tôi có cái nhìn toàn diện hơn về trí tưởng tượng, về thế giới kỳ ảo mà nhân dân Campuchia sáng tạo ra.
    Với lòng yêu thích và ham mê cổ tích, chúng tôi sẽ cố gắng nghiên cứu một cách cụ thể, đánh giá một cách sâu sắc hơn về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia. Để góp tiếng nói chung cùng với những nhà nghiên cứu trước đó. Bên cạnh nữa là những tiểu luận, khóa luận, luận văn của sinh viên mọi miền đất nước khi tìm hiểu nghiên cứu đề tài này. Người đọc bị lôi cuốn vào những câu chuyện hoang đường nhưng đầy giá trị nhân bản và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống của một thời xa xăm. Mỗi nhà nghiên cứu có cách đánh giá, nhìn nhận khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều hướng người đọc cùng phiêu lưu, thả hồn vào một thế giới kỳ ảo, nhập thân vào nhân vật có thể là thần linh, những con người nhỏ bé, bất hạnh.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Truyện cổ Campuchia
    Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia.
    Để có một cái nhìn và đánh giá một cách đầy đủ về giá trị nội dung truyện cổ Campuchia thì phải có những công trình lớn có quy mô.
    Chúng tôi trong khuôn khổ một niên luận chỉ khám phá một phần nhỏ về nội dung của truyện cổ Campuchia thông qua một số tác phẩm mà chúng tôi xem là nổi trội nhất, để có thể mang lại cho người đọc một số hiểu biết về văn học Campuchia nói chung và truyện cổ nói riêng. Tôi mong rằng sẽ đóng góp một phần nghiên cứu nhỏ bé của mình vào lĩnh vực này, cống hiến tới độc giả khi nhìn nhận về một mảng văn học dân gian của đất nước Campuchia.
    4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để tìm hiểu và giải quyết vấn đề giá trị nội dung truyện cổ Campuchia, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích- tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh - đối chiếu, các phương pháp liên ngành .
    5. Bố cục đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài của chúng tôi được kết cấu trong ba chương:
    Chương 1. Khái quát chung
    Chương 2. Gía trị nội dung truyện cổ Campuchia
    Chương 3. Vài nét về nghệ thuật


    MỤC LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1
    1. Mục đích, lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    4. Phương pháp nghiên cứu. 3
    5. Bố cục đề tài 3
    B. NỘI DUNG 5
    1.1. Tình hình văn học Campuchia 5
    1.2. Vài nét về truyện cổ tích 12
    CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TRUYỆN CỔ CAMPUCHIA 16
    2.1. Giá trị nhân đạo 16
    2.2. Giá trị hiện thực 19
    2.3. Số phận con người 22
    CHƯƠNG 3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT 33
    3.1. Thời gian nghệ thuật 33
    3.2. Không gian nghệ thuật 33
    3.3. Cốt truyện 35
    3.4. Kết cấu 38
    C. KẾT LUẬN 39
    D – TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...