Tiểu Luận giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử - khu căn cứ quân sự K9 –Đá Chôn

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.MỞ ĐẦU
    1. Chọn đề tài:

    Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc,Danh nhân văn hoá thế giới đã về với cõi vĩnh hằng được hơn 40 năm. Người ra đi, nhưng đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một di sản vô cùng to lớn – đó chính là tư tưởng Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.
    Những nơi Người đã từng sống và làm việc nay trở thành địa danh lịch sử - văn hoá để giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Khu Di tích Đá Chông -K9 là địa danh lịch sử - văn hoá như vậy. Đá Chông với mật danh K9 thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ) được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ cho Trung ương từ năm 1957. Nơi đây, Bác đã sống và làm việc. Người cùng với các đồng chí trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng đã bàn và quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước trong giai đoạn quyết định của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người đã dành nơi này để tiếp những người bạn, người đồng chí từ Trung Quốc và Liên Xô đến thămTừ năm 1969 - 1975, đây là địa điểm bí mật cất giữ thi hài của Bác, đó cũng là nơi lưu giữ nhiều câu chuyện giàu xúc cảm về Người.Mảnh đất ấy nay còn lưu truyền rất nhiều giai thoại về Bác lúc sinh thời cũng như khi Người đã ra đi. Trong những năm cuối đời, Bác đã chọn Đá Chông để viết di chúc. Giờ đây, Đá Chông đã trở thành một “địa chỉ đỏ” giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Hồ Chí Minh quan niệm: Con người không phải là thần thánh, có cả cái tốt và cái xấu. Bởi vậy, phải “làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Người yêu cầu phải thức tỉnh, tái tạo lương tâm, đánh thức những gì tốt đẹp trong con người.Đấy chính là giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người. Cũng như suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình hay khi hoạt động ở căn cứ Đá Chông, giá trị nhân văn luôn được đề cao và thể hiện rất sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Và để muốn hiểu thêm về giá trị nhân văn của Người, đặc biệt là những ngày Bác ở khu căn cứ K9 – Đá Chông, nơi mà bác đã sống và chiến đấu những năm thắng cuối đời, nơi mà bao nhiêu trăn trở, tâm niệm của mình đều được Bác để lại qua di chúc. Do đó chúng em chọn đề tài: “ Tìm hiểu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử K9 – Đá Chông ”, làm đề tài để nghiên cứu.
    2.Lịch sử vấn đề
    Nhân văn là giá trị phổ quát, là tổ hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, là hiện thân của thiên hướng vươn lên và hoàn thiện không ngừng của chính con người. Vì vậy nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà loài người hằng vươn tới, nó tồn tại, phát triển và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt của mình trong suốt tiến trình phát triển xã hộiluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Xã hội. Khát vọng nhân văn ở con người, dù là phương Đông hay phương Tây, cũng đều cháy bỏng và lớn lao. Ở đâu có điều kiện thuận lợi thì ở đó tư tưởngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu môn Tư Tưởng HCM nhân văn nảy nở và phát triển. Việt NamThư Viện Điện Tử Trực Tuyến Việt Nam với lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử dựng nước và giữ nước hào hùng, gây dựng truyền thống yêu nước và đạo lý làm người của mình, là mảnh đất ươm sẵn những hạt giống nhân văn, để từ đó bừng lên những mầm xanh tư tưởng nhân văn.Thật vậy, Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với bao trang sử chói lọi.Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết,
    tương thân tương ái đã trở thành sức mạnh của dân tộc ta, giúp chúng ta
    chiến thắng bao kẻ thù. Không những thế, tình cảm thiêng liêng cao quý
    đó còn trở thành niềm tự hào bao đời của những người con đất Việt. Từ
    những tháng ngày lao khổ đến giây phút vinh quang, từ ngày bị áp bức
    đến ngày giành lại nền độc lập, dân tộc ta đã phải trải qua bao thăng trầm,
    đã chịu quá nhiều nỗi đau và nước mắt. Và cũng chính từ trong quá trình
    dựng nước và giữ nước oanh liệt ấy, những truyền thống quý báu và phẩm
    chất tốt đẹp của nhân dân ta đã nở hoa, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân
    văn nhân đạo, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau: “Bầu ơi thương lấy bí
    cùng”, “Thương người như thể thương thân” . Đó là nét đẹp nổi bật đáng
    tự hào của con người Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng
    nhân ái của từng người con đất Việt đã gắn chặt vận mệnh của họ với sự
    sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường, thịnh trị của Tổ quốc.
    Càng yêu con người, càng thương con người, họ càng có thêm ý chí kiên
    cường, tinh thần bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ
    quốc, dám vươn lên để tìm con đường giải thoát cho dân tộc khỏi đói
    nghèo và xây dựng đất nước cường thịnh
    Hồ Chí Minhtài liệu tư tưởng Hồ Chí Minh, một thiên tài như được đúc kết từ tinh hoa truyền thống nhân văn của dân tộcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Dân Tộc Học Việt Nam, Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở
    những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con
    người những gì mà con người có quyền được hưởng, trước hết là quyền
    được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được
    tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được
    nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của toàn
    nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục Hưng, Khai sáng.
    Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận
    khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng Cộng sản
    Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênindù khi Người bôn ba khắp năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước cứu dân, được sống trong nhiều nền văn minh của các dân tộc khác nhau, được tiếp xúc với những tư tưởng vĩ đại của C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.I. Lênin, tới tận phút cuối cùng của cuộc đời, tư tưởng nhân văn của người càng ngời sáng hơn, trở thành lý luận, thành hiện thực vững chắc
    Bác Hồ bắt đầu viết Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai, ngày 10 tháng 5 năm 1965 và hoàn thành Di chúc vào ngày 10 tháng 5 năm 1969. Trong 4 năm, mặc dầu bận nhiều với công việc của một vị Chủ tịch nước nhưng Bác vẫn dành thời gian quý báu của mình (thường là thời gian đẹp nhất trong ngày, từ 9 đến 10 giờ) để viết Di chúc. Điều trăn trở nhất đối với Bác là vấn đề con người, làm gì và làm thế nào để con người có được hạnh phúc? Con người là hạt nhân của tư tưởng nhân văn. Muốn có nhân văn phải làm cho con người hạnh phúc. Trong Di chúc của Bác Hồ, ngoài phần lí do viết di chúc, Bác đã dành toàn bộ tình cảm, tâm huyết và kinh nghiệm của cả cuộc đời cách mạng của mình để viết về Đảng, đoàn kết, về đạo đức cách mạng, về thanh niên, về quyết tâm chống Mỹ cứu nước, về kế hoạch xây dựng đất nước cho mai sau và về việc riêng .Dù viết về lĩnh vực nào, Bác Hồ cũng đặt con người ở vị trí trung tâm, bởi Bác quan niệm con người vừa là mục tiêu giải phóng của dân tộc vừa là động lực của cách mạng. Quan niệm ấy của Bác không những tiến bộ mà còn hết sức nhân văn.Và 1 giá trị nhân văn to lớn mà Bác để lại Đá Chông đấy chính là bản di chúc của Người

    3,Mục đích nghiên cứu:
    Thông qua đề tài này chúng ta có thêm hiểu biết về khu căn cú quân sự K9 –Đá Chông, ngoài ra nó giúp cho sinh viên hiểu được giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh tại khu di tích lịch sử này đối với việc giáo dục tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn xã hội. Đặc biệt qua đây giúp cho chúng em có thể học tốt hơn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    4, Đóng góp:
    Trước hết chúng ta cần phải có những biện pháp để bảo tồn, tôn tạo khu di tích K9 – Đá Chông để khu Di tích mãi là tài sản văn hoá quý báu của quốc gia, tồn tại mãi mãi theo quá trình phát triển của dân tộc.Và sau đó chúng ta cần phải phát huy tác dụng của khu di tích trong việc tuyên truyền, giáo dục tư tưởng cho mọi người, khuyến khích mọi người học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...