Tiểu Luận Gía trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh 9đ

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    Phụ Lục Trang

    I .Mở đầu
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2 . Đối tượng , nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu 2
    3.Ý nghĩa đề tài
    II.Nội dung

    1. Con người là vốn quý nhất - nhân tố quyết định thắng
    lợi của cách mạng
    1.1 Nhận thức về con người 3
    1.2 Thương yêu con người, thương yêu nhân dân 4
    1.3 Tin vào sức mạnh, phẩm giá và tính sáng tạo 6
    của con người

    1.4 Lòng khoan dung rộng lớn 9

    2. Con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực cách mạng 11

    2.1 Con người là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng
    2.2 Con người là động lực của cách mạng 12

    3. Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng 13

    III.Kết luận 14
    Tài liệu tham khao 16
    Phụ lục 17

    I.Mở đầu
    1.Lý do chọn đề tài:
    Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng với bao trang sử chói lọi. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái đã trở thành sức mạnh của dân tộc ta, giúp chúng ta chiến thắng bao kẻ thù. Không những thế, tình cảm thiêng liêng cao quý đó còn trở thành niềm tự hào bao đời của những người con đất Việt. Từ những tháng ngày lao khổ đến giây phút vinh quang, từ ngày bị áp bức đến ngày giành lại nền độc lập, dân tộc ta đã phải trải qua bao thăng trầm, đã chịu quá nhiều nỗi đau và nước mắt. Và cũng chính từ trong quá trình dựng nước và giữ nước oanh liệt ấy, những truyền thống quý báu và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta đã nở hoa, trong đó nổi bật là tư tưởng nhân văn nhân đạo, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau: “Bầu ơi thương lấy bí cùng”, “Thương người như thể thương thân” . Đó là nét đẹp nổi bật đáng tự hào của con người Việt Nam, nhất là trong cơn hoạn nạn, rủi ro. Lòng nhân ái của từng người con đất Việt đã gắn chặt vận mệnh của họ với sự sống còn, tồn vong của dân tộc, với sự hùng cường, thịnh trị của Tổ quốc. Càng yêu con người, càng thương con người, họ càng có thêm ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất, dám xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, dám vươn lên để tìm con đường giải thoát cho dân tộc khỏi đói nghèo và xây dựng đất nước cường thịnh. Giống như bao người con đất Việt, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lòng một dân tộc giàu truyền thống nhân ái. Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh lúc đầu thể hiện ở những yêu cầu nhân bản bao quát nhất. Đó là tư tưởng đòi lại cho con người những gì mà con người có quyền được hưởng, trước hết là quyền được sống, theo nghĩa "người ta sinh ra ai cũng có quyền được sống, được tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc". Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được nâng lên tầm cao hơn khi ở Người hội tụ những tư tưởng tiến bộ của toàn nhân loại, trong đó có các hệ tư tưởng nhân văn Phục Hưng, Khai sáng. Đặc biệt, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh chỉ thật sự trở thành lý luận khoa học, học thuyết vững chắc khi Người thấm nhuần tư tưởng Cộng sản Chủ nghĩa của các lãnh tụ thiên tài: C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin.Vì vậy em chọn đề tài này nhằm làm rõ giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người, tìm kiếm phương châm hành động với tình yêu thương con người trở thành lẽ sống, yêu thương con người gắn với lòng tin con người,dùng sức mạng con người để giải phóng và phục vụ con người của Bác.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1)Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – NXB LĐ Hà Nội 2005.

    2) Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh của bộ giáo dục và đào tạo.
    3) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh – ĐH BKHN

    4) Tư tưởng Hồ Chí Minh- TS Phạm Ngọc Anh. PGS TS Bùi Đình Phong đồng chủ biên- NXB lý luận chính trị ( trang 169).

    5)Cổng thông tin tư liệu về HCM (www.thehehochiminh.net)

    6) Đoàn thanh niên cộng sản HCM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...