Tiểu Luận Giá trị nhân văn của Đạo Phật trong việc xây dựng hệ tư tưởng của thế hệ trẻ hiện nay

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Với tư cách là con đường giải thoát mối quan tâm cuối cùng của nhân loại, Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng, triết học khổng lồ và phức tạp, cũng là một hệ thống giá trị. Đã 2.500 năm nay Phật giáo trở thành tín ngưỡng tinh thần của hàng trăm triệu dân, quãng thời gian dài đó chứng tỏ sức sống và giá trị vĩnh hằng của Phật giáo. Song cũng cần thấy là việc tái tạo giá trị, phát huy tác dụng của Phật giáo trong xã hội tương lai như thế nào vừa là một vấn đề lí luận khó khăn và lớn lao lại vừa là một vấn đề thực tiễn nghiêm túc và bức thiết.
    Giá trị hiện đại của Phật giáo quyết định bởi tác dụng của nó đối với xã hội loài người trong thế kỉ XXI. Trong khi đạt được những tiến bộ chưa từng có, loài người lại có những biện pháp có thể hủy diệt trái đất. Kẻ đe dọa sự sinh tồn và phát triển của xã hội loài người cũng chính là loài người. Các hiện tượng tiêu cực tồn tại trong xã hội hiện nay như khủng hoảng lòng tin, đạo đức bại hoại, mất lương tâm đang mang lại thời cơ lịch sử chưa từng có để Phật giáo điều chỉnh tâm linh con người, tiến tới điều chỉnh mối quan hệ người-người, người-thiên nhiên, vì triết học Phật giáo vốn có tư tưởng chỉnh thể về vũ trụ, tinh thần nhân văn tôn giáo theo đuổi sự siêu việt sinh mệnh.
    Sự giao lưu giữa các quốc gia trong một khu vực đã phá vỡ cái thế giới riêng biệt của tâm lý, tư tưởng của từng dân tộc làm cho tâm lý và tư tưởng đó hòa vào cái chung của khu vực. Việt Nam cũng ở trong một quá trình như thế. Theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo Ấn Độ, Phật giáo vào nước ta vào khoảng thế kỷ thứ I và thứ II sau công nguyên. Sau đó, nối gót người Ấn Độ các nhà Phật Giáo Bắc tông vào. Rồi những người tìm đường sang Trung Quốc, Ấn Độ học Phật trở về cũng muốn tiếp tục truyền bá Phật Giáo. Bằng những con đường khác nhau đó, Phật giáo đã trờ thành một tôn giáo chung của nhiều nước Nam Á và Đông Nam Á đến tận bây giờ.
    Khi luận giải những vấn đề thế giới quan và nhân sinh quan triết học, Phật giáo đã đề cập tới những hàng loạt những vấn đề thuộc phạm vi của phép biện chứng, với tư cách là học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và sự biến đổi của mọi tồn tại. Thế giới quan triết học phật giáo và những tư tưởng biện chứng của nó được thể hiện qua một số phạm trù cơ bản là: Vô ngã, vô thường và luật nhân quả. Chính vì lý do đó, tôi lựa chọn chủ đề cho bài tiểu luận này là “Giá trị nhân văn của Đạo Phật trong việc xây dựng hệ tư tưởng của thế hệ trẻ hiện nay”. Trong phạm vi của bài tiểu luận chưa đề cập toàn bộ những giá trị mà Đạo Phật mang lại và có thể có nhiều thiếu sót, rất mong được sự tham gia góp ý của Thầy giáo và bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...