Tiểu Luận Giá trị nghệ thuật tạo hình của chạm khắc đình làng Việt Nam thế kỷ XVI – XVII

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục



    PHẦN MỞ ĐẦU
    1 – Lí do chọn đề tài.Trước các biến động của lịch sử - xã hội, dường như rất nhiều giá trị văn hóa đã nảy sinh hoặc quy tụ về với làng, làm cho văn hóa làng trở nên đa dạng, phong phú trong tính tự trị riêng của nó. Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến cố của lịch sử, con người lao động đã không ngừng đấu tranh để vươn lên, không ngừng sáng tạo để sản sinh ra những đứa con tinh thần cho cuộc sống. Một trong những sản phẩm của sự sáng tạo đó là đình làng.
    Ở mỗi vùng nông thôn Việt Nam hình ảnh cây đa, mái đình đã trở thành biểu tượng của văn hóa đời sống, gắn bó mật thiết với những hoạt động, sinh hoạt của người dân. Đình làng là nơi thờ thành hoàng làng, người có công đầu sáng lập làng xã, hoặc các anh hùng dân tộc Ngoài ra đình làng còn là nơi sinh hoạt văn hóa, hội hè là trụ sở hành chính của chính quyền làng xã, nơi giải quyết mọi vấn đề, mọi công việc theo các quy ước của làng. Do vậy, kiến trúc đình làng được chú trọng, phát triển mạnh. Gắn chặt với kiến trúc là nghệ thuật chạm khắc đình làng. Những chạm khắc đình làng được thể hiện trên các vì kèo, đầu bẩy, xà mà ở đó những nghệ sĩ dân gian đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình, ngoài những mảng hoa văn như một sự kế tiếp truyền thống trước đó, những đề tài như loài vật,thảo mộc đặc biệt là hình tượng con người với những sinh hoạt đời thường đã thực sự trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân gian có giá trị. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.
    Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kĩ thuật, đời sống của con người được nâng cao, nhưng những giá trị to lớn của những công trình nghệ thuật đình làng vẫn còn nguyên giá trị. Là một sinh viên ngành sư phạm mĩ thuật và cũng là giáo viên giảng dạy mĩ thuật trong trường phổ thông, em luôn có mong muốn tìm hiểu để mở rộng vốn hiểu biết của mình về những giá trị nghệ thuật truyền thống của cha ông ta để lại, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc lưu truyền những giá trị nghệ thuật dân gian cho các thế hệ học sinh, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Giá trị nghệ thuật tạo hình của điêu khắc đình làng Việt Nam thế kỉ XVI” để nghiên cứu. Với thời gian và lượng kiến thức có hạn khi nghiên cứu, nên đề tài này không thể tránh được những thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp để tôi hoàn thành bài tiểu luận này.
    2 - Mục đích nghiên cứu.

    Làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật trong cách thể hiện nội dung, hình ảnh và cách tạo hình của chạm khắc đình làng.
    Mở rộng vốn hiểu biết về những giá trị thẩm mĩ của những tác phẩm chạm khắc đình làng.
    3 – Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.- Cách diễn tả nội dung và cách thể hiện hình ảnh của các tác phẩm chạm khắc đình làng
    - Các tác phẩm chạm khắc của một số ngôi đình nổi tiếng của vùng Bắc Bộ.
    4 – Phương pháp nghiên cứu.- Nghiên cứu qua tài liệu
    - Nghiên cứu thực tiễn làm sáng tỏ vấn đề
    - Đánh giá,phân tích rút bài học kinh nghiệm
    5 – Đóng góp của đề tài.

    Khẳng định giá trị nghệ thuật của chạm khắc đình làng Việt Nam, góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa dân gian của đời sống xã hội.
    Bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Mĩ thuật.
    6 – Bố cục của tiểu luận.Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được cấu trúc thành 2 chương.
    Chương 1: Khái quát lịch sử hình thành và đặc điểm của kiến trúc đình làng Việt Nam.
    Chương 2: Giá trị nghệ thuật tạo hình của chạm khắc đình làng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...