Tiểu Luận Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. những giá trị đó có tác dụn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài


    Thời cổ đại ở Phương Tây, với những cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nô dân chủ với chủ nô quý tộc mà biểu hiện của nó là những cuộc cải cách dân ở các thành bang là đặc trưng cơ bản nổi bật của hệ tư tưởng lúc bấy giờ.

    Thời Trung cổ là sự kết hợp và xuyên thấu lẫn nhau giữa thần quyền và thế quyền để thống trị thần dân mà biểu hiện cơ bản là sự thống trị của thiên chúa giáo đối với tinh thần của nông nô.

    Đến thời cận đại đặc trưng cơ bản của sự phát triển mạnh mẽ của triết học khai sáng và là thời kỳ của cuộc cách mạng dân chủ tư sản với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động đấu tranh cho các quyền cơ bản của con người. Đó là những nét tổng quát làm nên nội dung cơ bản của lịch sử phát triển tư tưởng chính trị ở các nước phương Tây trước Mác.

    Văn minh Hy Lạp cổ đại đã tạo tiền đề hình thành và phát triển khá sớm những tư tưởng của nhân loại. Những vấn đề căn bản của chính trị, tư duy chính trị đã được đặt ra và luận giải ngay từ thời kỳ này. Trong quá trình phát triển từ chế độ cộng sản nguyên thủy sang chiếm hữu nô lệ, ở Hy Lạp xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ. Mâu thuẫn xã hội giữa các tập đoàn trong giai cấp chủ nô nhằm tranh giành quyền lực và mâu thuẫn giữa chủ nô với nô lệ và tầng lớp thị dân tự do ngày càng gay gắt dẫn đến hình thành các phe phái chính trị và xuất hiện những chính trị gia xuất sắc.

    Việc làm rõ những giá trị phổ biến trong sự phát triển chính trị của nhân loại qua sự phát triển tư tưởng chính trị phương tây từ cổ đại đến cận đại sẽ có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức thực thi quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta.

    Nhìn chung toàn bộ lịch sử tư tưởng chính trị phương tây có những giá trị phổ biến như khắc phục các thể chế chính trị quân chủ quý tộc, quyền lực nhà nước thực chất là quyền lực cử nhân dân , nhà nước là quyền lực chung của nhân dân. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu những tư tưởng chính trị tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề “ Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. những giá trị đó có tác dụng gì đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

    2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

    Giá trị lịch sử tư tưởng chính trị phương tây thờ kỳ cổ đại và cận đại là một phạm trù rộng lớn bao gồm nhiều khía cạnh, vấn đề. Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian, trình độ nên đề tài này tác giả đi sâu nghiên cứu vấn đề những giá trị lịch sử tư tưởng chính trị phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. Những giá trị đó có tác dụng gì đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay.

    3. Tình hình nghiên cứu có liên quan

    Những giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại là vấn đề thu hút sự quan tâmnghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Xung quanh vấn đề này ở việt nam có khá nhiều công trình nghiên cứu, tôi thấy mỗi công trình nghiên cứu vẫn còn 1 số vấn đề chưa đề cập đến hoặc đề cập chưa sâu. Vì vậy tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài này những giá trị lịch sử tư tưởng chính trị phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. những giá trị đó có tác dụng gì với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở việt nam hện nay làm đề tài nghiên cứu của mình.

    4. Mục tiêu và nhiệm vụ

    Mục tiêu: Đề tài làm rõ giá trị lịch sử tư tưởng chính trị ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại. Những giá trị đó có tác dụng gì với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay.

    Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên đềntài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:

    - Trình bày giá trị lịch sử tư tưởng ở phương tây thời kỳ cổ đại và cận đại

    - Giá trị của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam hiện nay.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Phương pháp chung, phương pháp qui nap – diễn dịch, logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp.

    - Phương pháp cụ thể: Là nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các phương pháp: Thu thập tài liệu, phân tích tài liệu, đọc tóm tắt, lược thuật.

    6. Kết cấu của đề tài

    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 2 chương 4 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...