Tài liệu Giá trị kinh tế, tình hình sản xuất, nguồn gốc và phân loại đậu tương

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CÂY ĐẬU TƯƠNG
    Đậu tương (Glycine max (L) Merr.) còn gọi là đậu nành là một cây trồng cạn
    ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Khó có thể có tìm thấy một cây trồng nào có tác
    dụng nhiều mặt như cây đậu tương. Sản phẩm của nó làm thực phẩm cho con người,
    thức ăn cho gia súc nguyên liệu cho công nghiệp, hàng xuất khẩu và là cây cải tạo
    đất tốt. Vì thế cây đậu tương được gọi là Ông Hoàng trong các loại cây họ đậu .
    Sở dĩ cây đậu tương được đánh giá như vậy bởi lẽ cây đậu tương có giá trị rất toàn
    diện.
    Giá trị về mặt thực phẩm
    Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng cao, hàm lượng prôtein trung bình
    khoảng từ 35,5 - 40%. Trong khi đó hàm lượng prôtein trong gạo chỉ 6,2 - 12%; ngô:
    9,8 - 13,2% thịt bò: 21%; thịt gà: 20%; cá: 17 - 20% và trứng: 13 - 14,8%, lipit từ 15-
    20%, hyđrát các bon từ 15-16% và nhiều loại sinh tố và muối khoáng quan trọng cho
    sự sống (Nguyễn Thị Hiền và Vũ Thi Thư, 2004). Hạt đậu tương là loại thực phẩm
    duy nhất mà giá trị của nó được đánh giá đồng thời cả prôtit và lipit. Prôtein của đậu
    tương có phẩm chất tốt nhất trong số các prôtein có nguồn gốc thực vật. Hàm lượng
    prôtein trong hạt đậu tương cao hơn cả hàm lượng prôtein có trong cá, thịt và cao gấp
    2 lần so với các loại đậu đỗ khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...