Tiểu Luận Giá trị hạn chế và những ứng dụng của đạo gia

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giá trị hạn chế và những ứng dụng của đạo gia


    A. Đặt vấn đề trang 3

    rong thời kì khởi đầu của triết học cổ Trung Quốc. Thời kỳ "Bách gia chư tử" đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lớn và hình thành các các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Và trong đó có sự xuất hiện của Đạo gia với người sáng lập là Lão tử. Đạo gia lấy con người và xã hội làm trung tâm của sự nghiên cứu, và giải thích những vấn đề về thực tiễn chính trị và đạo đức của xã hội. Đạo gia có sự thu nhập nhiều tư tưởng phổ biến từ thời nhà Chu. Những tư tưởng vũ trụ luận về thiên địa, ngũ hành, thuyết về năng lượng, chân khí, thuyết âm dương và Kinh dịch. Đạo gia được khởi đầu từ Lão tử rồi sau đó được phát triển qua một quá trình dài với sự đóng góp của nhiều học giả, ẩn sĩ như Trang tử, Hoài Nam Tử, Trương Đạo Lăng,v.v Đạo gia được liệt là tôn giáo đặc hữu chính thống của Trung Quốc là một trong tam giáo tồn tại từ thời cổ đại, song song với Nho gia ( thường gọi là Nho giáo) và Phật giáo. Đạo gia đã đóng góp và có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng văn hoá dân tộc Trung Quốc. Và trong lĩnh vực tôn giáo và văn hoá Đạo gia còn vượt khỏi biên giới Trung Quốc và được truyền đến các nước Đông Nam á lân cận như Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đạo gia con ảnh hưởng tới các lĩnh vực chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âm nhạc dưỡng sinh, y khoa, hoá học, võ thuật và địa lý. Nhưng đồng thời với sự bí ẩn về thân thế của người sáng lập Đạo gia là Lão tử và tài liệu tư tưởng cuốn Đạo Đức Kinh. Đạo gia cho đến nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu phân tính của nhiều học giả. Cùng với sự ảnh hưởng ra nhiều nước của Đạo gia có cả những học giả nước ngoài Anh, Pháp cũng nghiên cứu về Đạo. Và hiện nay cuốn kinh của Đạo gia, Đạo Đức Kinh, đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới thể hiện sự phổ biến rộng khắp. Nó luôn luôn có sức thu hút mãnh liệt với mọi con người ở mọi tầng lớp xã hội.

    Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên CNXH, với nòng cốt là chủ nghĩa và phương pháp lý luận Mác-LêNin. Nhưng trong xã hội cũng luôn tồn tại một bộ phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn còn có sức sống dai dẳng, trong đó có tư tưởng của Đạo gia, một tư tưởng ít nhiều cũng có ảnh hưởng tới tầng lớp dân chúng Việt Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên chúng ta cần biết vận dụng nó một cách hợp lý để góp phần đạt được múc đích của Đảng và Nhà Nước xây dựng một xã hội lành mạnh, và phát triển thịnh vượng. Vì vậy việc nghiên cứu lịch sử, giáo lý, và tác động của Đạo gia đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết. Việc đi sâu nghiên cứu đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Đạo gia giúp ta hiểu rõ được tư tưởng của Đạo qua đó có những hành động đúng đắn, tìm được cách sống hợp lý và giúp ích cho xã hội. Và chúng ta nên hiểu theo Đạo để làm điều thiện, tránh cái ác, hình thành nhân cách con người tốt hơn chứ không trở nên mê tín dị đoan, cúng bái gây ảnh hưởng tới không những bản thân mà còn cả những người khác và xã hội.


    B. Nội dung chính trang 5

    I.Tư tưởng và quan điểm của Đạo gia trang 5

    I.1 Tư tưởng triết học trong Đạo gia trang 5

    I.1.1 Tư tưởng Đạo của Đạo gia trang 5

    I.1.2 Tư tưởng Đức của Đạo gia trang 9

    I.2 Quan điểm về đời sống xã hội trang 10

    I.2.1 Vô vi trang 10

    I.2.2 Hữu vi trang 14

    I.3 Quan điểm về nhận thức trang 15

    II. Những ảnh hưởng của Đạo gia trang 16

    II.1 Trong nhận thức tư duy . trang 17

    II.2 Trong văn hoá nghệ thuật trang 19

    II.3 Trong chính trị trang 20

    II.3.1 Đối với các nhà nước nói chung trang 20

    II.3.2 Đối với nhà nứơc XHCN Việt Nam trang 21

    II.4 Trong kinh tế trang 22

    III. Mối quan hệ của Đạo gia với các nền triết học khác trang 23

    C. Kết luận trang 25
     
Đang tải...